Trẻ Sơ Sinh Bị Vàng Da Là Hiện Tượng Gì? Cách Chữa Trị Ra Sao?

30 thg 12 2019 10:51

Tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da là một sự đổi màu da của bé thành màu vàng ở vùng da trên cơ thể hoặc mắt. Tình trạng này xảy ra vì trong máu của em bé có quá nhiều sắc tố màu vàng bilirubin, đây là màu của các tế bào máu đỏ. Vậy hiện tượng này có biểu hiện thế nào? Cách chữa trị ra sao? Mời bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Trẻ sơ sinh bị vàng da là hiện tượng gì?

 Vàng da ở trẻ là một tình trạng phổ biến, thường gặp khá nhiều ở các trẻ sinh non. Trẻ sơ sinh bị vàng da thường xảy ra do tình trạng gan của bé chưa hoàn thiện nên không đủ để loại bỏ bilirubin trong máu. Trong một số trường hợp, một số căn bệnh tiềm ẩn trong cơ thể bé có thể gây vàng da.

Vàng da ở trẻ là một tình trạng thường gặp ở các trẻ sinh non

 Trong nhiều trường hợp, hiện tượng vàng da sinh lý ở trẻ em sẽ tự hết dần khi gan của bé đã phát triển và khi bé đang bắt đầu ăn. Do đó, giúp thải sắc tố bilirubin ra khỏi cơ thể. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng vàng da có thể biến mất trong vòng từ 2  3 tuần sau khi sinh.

 Điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh thường là việc làm không cần thiết, và hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh lại cần điều trị đáp ứng tốt với phương pháp điều trị không xâm lấn. Mặc dù các biến chứng do điều trị vàng da là rất hiếm, nhưng trẻ sơ sinh vàng da nặng hoặc vàng da kém đáp ứng khi điều trị có thể gây ra những tổn thương ở não sau này.

 Chính vì thế, các chuyên gia y tế luôn khuyến cáo rằng tất cả mọi trẻ sơ sinh cần phải được kiểm tra, sàng lọc mọi dấu hiệu vàng da trước khi xuất viện và vài ngày sau khi trẻ đã xuất viện (hoặc ít nhất là từ 8  12 giờ).

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị vàng da

 Thường thì bố mẹ sẽ nhận thấy hiện tượng vàng da đầu tiên là ở mắt của bé. Nếu tình trạng này tiến triển, còn có thể nhận thấy màu vàng lấn vào trong mắt, ngực, vùng bụng, cánh tay và bàn chân.

 Bệnh vàng da, vàng mắt ở trẻ em là dấu hiệu mà kết mạc mắt (lòng trắng) của đứa trẻ sơ sinh cũng bị vàng. Biểu hiện bệnh vàng da ở trẻ em như trên có thể bắt đầu trong vòng từ 2  4 ngày sau khi sinh và có thể bắt đầu ở vùng mặt của bé trước tiên, sau đó sẽ lan xuống khắp cơ thể.

Vàng da đầu tiên là ở mắt, sau đó lan xuống cánh tay và bàn chân

 Trong trường hợp trẻ sơ sinh ở độ tuổi từ 3  7 ngày sau khi sinh, mẹ có thể dùng 1 ngón tay ép nhẹ nhàng lên vùng trán, phần mặt, ngực, bụng, trên rốn, rồi di chuyển dần xuống bàn chân, bàn tay,… của trẻ sơ sinh để xác định tình trạng trẻ bị vàng da. Cũng có những trẻ có làn da đỏ thì sẽ khó thấy, nên khi ấn vào da rồi thả tay ra, mẹ sẽ thấy để lại màu vàng của da ở ngay phía dưới chỗ vừa ấn.

 Để phát hiện được trẻ sơ sinh bị vàng da do sinh lý hay do bệnh lý, các mẹ cần thuộc “nằm lòng” các dấu hiệu sau đây, để từ đó có thể kịp thời đưa con đến bệnh viện nhờ các bác sĩ can thiệp. Đồng thời, tránh tình trạng để lâu tình trạng vàng da sẽ gây ra những hệ lụy cực kỳ nguy hiểm.

Vàng da sinh lí ở trẻ sơ sinh có gì khác so với vàng da bệnh lý?

Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh

Thường xuất hiện từ ngày thứ 2  4 sau khi trẻ mới sinh ra và khỏi trong vòng khoảng 10 ngày với một số đặc điểm nhận biết như:

  •  Màu vàng nhẹ xuất hiện và có xu hướng nhạt dần, bắt đầu từ mặt đến các chi
  •  Phân của trẻ màu vàng và nước tiểu có màu trong.
  •  Tốc độ vàng da ở trẻ tăng chậm; đạt mức độ cao nhất vào các ngày thứ 3  4 (đối với trẻ đủ tháng), ngày thứ 5  6 (đối với trẻ đẻ non) rồi bắt đầu giảm dần.
  •  Mức độ vàng da được đánh giá nhẹ.

Dấu hiệu vàng da ở trẻ sơ sinh biểu hiện như thế nào?

Khi thấy trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài các mẹ thường thắc mắc với nhau rằng bị vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da là bình thường. Tuy nhiên, cũng có khi vàng da lại là dấu hiệu của bệnh lý. 

 Chứng vàng da trở nên nghiêm trọng khi sắc tố bilirubin tăng cao quá mức, từ đó có thể gây ra những tổn thương não. Vàng da bệnh lý ở trẻ thường kéo trên 2 tuần và cũng xuất hiện tương đối sớm, vào khoảng 2 ngày sau khi sinh.

 Màu vàng sẽ xuất hiện trên toàn thân trẻ và tăng dần lên đến các chi. Nếu bé bị vàng da bệnh lý thì sức khỏe sẽ bị suy giảm, nước tiểu của trẻ có màu vàng còn phân trẻ thì có màu vàng hay bị bạc màu.

 Ngoài ra, trẻ sơ sinh còn có thể bị sốt, co giật hay không chịu bú, bụng chướng, quấy khóc, có các cơn ngưng thở, nhịp thở nhanh gấp, nhịp tim suy yếu, chậm, hạ thân nhiệt, sụt cân, da xanh tái, ban xuất huyết, trẻ ngủ li bì,…

 Chính vì vậy, mẹ không nên để cho trẻ sơ sinh bị vàng da một thời gian dài rồi mới đưa đi khám. Thông thường, khoảng sau 10 ngày mà các biểu hiện vàng da ở trẻ sơ sinh chưa hết, bố mẹ cần chủ động đưa con đến bác sĩ để được thăm khám, tư vấn và tìm cách điều trị kịp thời.  

Khoảng sau 10 ngày mà các biểu hiện vàng da ở trẻ sơ sinh sẽ hết

Nguyên nhân gây vàng da ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh bị bệnh vàng da là trường hợp cực kỳ phổ biến. Mẹ có thể tìm hiểu các mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh để áp dụng. Nhưng dù là vàng da do sinh lý hay do bệnh lý thì cha mẹ cũng cần phân biệt rõ nguyên nhân để có cách điều trị thật cụ thể.

Những yếu tố gây ra hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh chủ yếu là do:

  •  Trẻ sơ sinh non tháng, tức là những trẻ được sinh ra trước 37 tuần.
  •  Trẻ sơ sinh có nhóm máu không tương thích với nhóm máu của mẹ hay còn gọi là hiện tượng bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con. Khi đó sẽ xảy ra hiện tượng các kháng thể sẽ phá huỷ các tế bào hồng cầu và làm cho sắc tố bilirubin trong máu của bé tăng cao đột ngột.

Các yếu tố nguy cơ khác của hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh như:

  •  Bầm tím trong quá trình sinh nở hoặc xuất huyết nội tạng nhiều;
  •  Bệnh lý nghiêm trọng về gan, mật;
  •  Nhiễm trùng máu;
  •  Thiếu hụt các loại enzyme;
  •  Bé có sự bất thường ở trong hồng cầu.

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Trong phần lớn các trường hợp thì hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng nguy hiểm nên bố mẹ không cần phải lo lắng. 

Tuy nhiên, nếu nồng độ bilirubin trong máu của con quá cao, bệnh vàng da có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho hệ thần kinh và não bộ của bé. Hội chứng này còn được gọi là “kernicterus”, có thể làm cho bé bị điếc, gây ra tình trạng chậm phát triển hoặc thậm chí là bại liệt. Nhưng phần trăm trẻ sơ sinh vàng da bị mắc phải hội chứng kernicterus này là không cao.

Cách trị vàng da ở trẻ sơ sinh

 Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết? Thực ra, trẻ sơ sinh nếu được xác định là vàng da sinh lý thì các biểu hiện sẽ tự hết ngay sau 2 - 3 tuần. Mẹ có thể điều trị chứng bệnh vàng da tại nhà bằng cách tắm nắng cho trẻ. Đặt trẻ sơ sinh ở gần cửa sổ, nơi có ánh nắng dịu nhẹ của mặt trời (vào khoảng từ 7 - 7h30 mỗi sáng, lúc đó trời không quá nóng và cũng không quá lạnh). 

 Tuy nhiên, việc phơi nắng sớm cho trẻ sơ sinh hoàn toàn không có tác dụng điều trị bệnh vàng da ở trẻ mà chỉ là một phương pháp hỗ trợ giúp cho trẻ sơ sinh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để cho làn da của trẻ có thể tổng hợp được hàm lượng vitamin D, từ đó phòng bệnh còi xương cho bé.

 Đối với những trẻ sơ sinh bị bệnh vàng da kéo dài do bệnh lý, nếu tình hình nghiêm trọng hơn, các bác sĩ có thể cần sử dụng phương pháp điều trị khác như chiếu đèn. Tùy vào việc xác định mức độ của bệnh lý mà các bác sĩ sẽ chỉ định thời gian chiếu đèn cho các bé sơ sinh bị vàng da.

Phương pháp điều trị vàng da đặc hiệu là chiếu đèn

 Với phương pháp trị liệu bệnh vàng da bằng ánh sáng, bé sơ sinh sẽ được đặt trên một chiếc giường đặc biệt và đem đặt dưới ánh sáng màu xanh. Trong khi đó, bé chỉ mặc một cái tã và được che mắt bằng một miếng vải đen. Trong những trường hợp rất nghiêm trọng, trẻ có thể cần phải thay truyền máu. 

 Việc này sẽ thay thế cho lượng máu bị hỏng của bé bằng các tế bào hồng cầu mới và khỏe mạnh. Điều này cũng sẽ làm tăng số lượng tế bào hồng cầu của bé và đồng thời làm giảm mức độ của sắc tố bilirubin bên trong cơ thể trẻ.

 Mẹ cần lưu ý cho trẻ sơ sinh bị vàng da bú nhiều lần trong ngày để cho sữa mẹ giúp đào thải nhanh chóng chất bilirubin cho trẻ qua đường tiêu hóa. Từ đó, giúp các cơ quan chức năng của trẻ sơ sinh phát triển tốt. Đồng thời, giúp cơ thể trẻ có thể thải loại hàm lượng bilirubin thừa ra khỏi cơ thể và nhờ vậy trẻ sẽ giảm được triệu chứng vàng da.

Xem thêm:

Tổng Hợp Những Mẹo Dân Gian Chữa Vàng Da Ở Trẻ Sơ Sinh

FAQ - Câu hỏi thường gặp

Trẻ sơ sinh bị vàng da: khi nào cần tới gặp bác sĩ?

Cha mẹ nên đưa trẻ sơ sinh tới gặp bác sĩ ngay lập tức nếu thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng như sau:

  •  Vàng da xuất hiện rất sớm, khoảng trước 24 giờ tuổi;
  •  Mức độ vàng da ở trẻ càng lúc càng rõ, thậm chí vàng toàn thân;
  •  Tốc độ vàng da ở trẻ tăng nhanh;
  •  Vàng da kéo dài ở trẻ đến trên 1 tuần (mặc dù trẻ sinh đủ tháng) hay trên 2 tuần (với những trẻ đẻ non);
  •  Vàng da có đi kèm với một trong những dấu hiệu bất thường khác như: trẻ đi tiêu phân có màu trắng phấn, nôn ói, bú kém, bụng chướng, xuất hiện những cơn ngưng thở, nhịp thở nhanh, ngủ li bì, gồng cứng người, co giật, nhịp tim chậm dần, hạ thân nhiệt, sụt cân, xanh tái, ban xuất huyết, thậm chí là hôn mê.

Xem thêm: Mẹ Cần Làm Gì Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Vàng Da Kéo Dài?

Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì ?

Trong trường hợp nồng độ bilirubin cao, nghĩa là vàng da cao chỉ có thể được điều trị bằng cách cho con bạn vào bệnh viện. Mức độ vàng da vừa phải có thể được chữa khỏi bằng cách cung cấp cho chúng một lượng Vitamin D tốt, từ tia nắng mặt trời. Ngoài ra, người mẹ có thể ăn loại thực phẩm giúp tối ưu hóa nồng độ bilirubin trong máu của bé. Có một số loại thực phẩm mẹ nên ăn nhiều dưới đây:

Xem thêm: Trẻ Sơ Sinh Bị Vàng Da Mẹ Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Để Bé Khỏe Mạnh

Kết luận

Phụ huynh hãy lưu ý và theo dõi sát sao triệu chứng của trẻ sơ sinh bị vàng da. Đặc biệt, nếu trẻ đã vàng da nhiều thì cha mẹ cần phải sớm đưa trẻ đi khám ở bệnh viện hoặc các bác sĩ chuyên khoa Nhi để được thăm khám và điều trị ngay. Bởi lẽ, bất kỳ dấu hiệu nào bất thường ở trẻ cũng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng sau này.

Xem thêm:

Trẻ Sơ Sinh Thở Khò Khè Có Sao Không? 

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents