Buốt cửa mình có phải sắp sinh?

29 thg 10 2019 20:47

Đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối là hiện tượng không ít mẹ bầu gặp phải. Đi kèm với điều này, nhiều mẹ còn bị đau lưng, đau khớp háng, đau xương chậu, đau xương mu....Vậy, đau buốt cửa mình có phải sắp sinh, hãy cùng Zcare tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Tháng cuối cùng có lẽ là giai đoạn sinh hoạt khó khăn nhất của các mẹ bầu bởi thai nhi đang lớn khá nhanh kèm theo các hiện tượng đau lưng, nhức mỏi người và đặc biệt là buốt cửa mình. Để giúp các mẹ bớt lo lắng hơn, hãy tham khảo những lời khuyên này nhé.

Buốt cửa mình có phải sắp sinh?

Mang thai tháng cuối đau cửa mình liệu có phải mẹ sắp sinh không? Trong thời điểm này, bé yêu của bạn đã có mức cân nặng tăng vọt, đang trong quá trình hoàn thiện để chuẩn bị ra đời. Đặc biệt là tháng cuối, thai nhi đã nặng khoảng 3 kg -3,5 kg nên kích thước tử cung của mẹ đang mở rộng, chèn ép lên xương chậu khiến các mẹ có cảm giác đau buốt cửa mình. 

Nhiều mẹ thắc mắc buốt cửa mình liệu có phải sắp sinh?

Bên cạnh đó, buốt của mình khi mang thai tháng cuối còn do mẹ bầu bị giãn tĩnh mạch. Tình trạng này gây nên những vết tím ở âm đạo, âm hộ, trực tràng, quanh buồng trứng và tử cung. Tuy nhiên, nó không gây nguy hiểm nên mẹ không cần quá lo lắng nhé.

Đau cửa mình khi mang thai tháng cuối cũng có thể do cơ thể mẹ bầu phải sản xuất ra lượng lớn hormone relaxin nhằm giúp các cơ ở vùng chậu giãn nở để thích nghi với sự phát triển của bé. Điều này gây áp lực dồn lên vùng chậu quá tải sẽ dẫn tới tình trạng đau buốt cửa mình kèm chuột rút, đau lưng...

 Ngoài ra, những cơn đau này xuất hiện có thể do mẹ bầu bị thiếu canxi, dẫn dến việc các khớp xương trở nên yếu ớt. Thế nên, không có gì phải lo lắng khi mẹ bị đau khu vực này, những cơn nhói sẽ nhanh chóng “biến đi” khi thai nhi đã quay đầu hoàn toàn hoặc cũng có thể mẹ sẽ phải “chịu trận” cho đến khi em bé chào đời. 

Ngoài ra, buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối có thể do mẹ bầu bị viêm nhiễm phụ khoa hoặc bệnh lý nào đó. Để xác định rõ điều này, mẹ cần đến bệnh viện hoặc phòng khám phụ khoa để được khám và điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến bé yêu nhé.

Vậy hiện tượng buốt cửa mình có phải sắp sinh? Từ những phân tích ở trên cho thấy, buốt cửa mình có thể chưa phải là dấu hiệu mẹ sắp trở dạ. Để biết những dấu hiệu sắp sinh, bạn cần dựa thêm vào một số biểu hiện khác nữa. 

Những biểu hiện mẹ trở dạ ngoài buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối.

  • Tuổi thai từ 38 tuần trở đi
  • Bụng bầu tụt xuống
  • Đi tiểu nhiều lần
  • Số lần thai máy nhiều hơn 10 lần/ngày
  • Tiết dịch đỏ ở âm đạo
  • Các cơn co thắt xuất hiện thường xuyên
  • Rỉ ối, vỡ ối

Mang thai tháng cuối đau cửa mình phải làm sao?

Dấu hiệu buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối hầu hết mẹ nào cũng gặp phải tùy mức độ nặng hay nhẹ. Các bác sĩ chuyên gia trong khoa sản cũng đã tìm hiểu nhiều cách để giúp các mẹ bầu có thể vượt qua giai đoạn khó khắn này. Để giúp mẹ bớt đau buốt cửa mình ở tháng cuối thai kì, các mẹ có thể tham khảo một số mẹo nhỏ sau đây:

  • Nghỉ ngơi hoàn toàn khi bị đau buốt, thả lỏng cơ thể. Có thể nằm trên giường hoặc ngồi trên ghế tựa, ở tư thế nào mẹ bầu cảm thấy đỡ đau nhất.

Mẹ bầu nên nghỉ ngơi khi bị buốt cửa mình ở tháng cuối

  • Xoa nhẹ ở vùng xương mu để các cơ được thả lỏng và thư giãn
  • Tránh nằm một chỗ làm cho các cơ không hoạt động được sẽ khiến cho cơ thể bị ì và những cơn đau cửa mình vào tháng cuối thai kỳ ngày một nhiều lên.
  • Ngồi lâu có thể khiến tình trạng diễn ra thường xuyên hơn. Vì vậy, mẹ bầu nên đi lại nhẹ nhàng, đi dạo, vận động nhẹ, tập một số bài tập yoga, thư giãn gân cốt và áp dụng vùng chậu sẽ được phân tán giúp mẹ giảm đau cửa mình khi mang thai tháng cuối, đồng thời giúp bạn thoải mái và dễ sinh.
  • Khi ngồi bạn nên ngồi sát vào trong ghế, ngồi thẳng lưng, hai đùi song song với mặt đất để tránh áp lực lên lưng và bụng.
  • Không nên vắt chân để máu lưu thông được tốt hơn.
  • Khi nằm nên nghiêng về bên trái để giảm áp lực lên vùng chậu. Nên có thêm gối để kê từ chân lên bụng. Có thể sử dụng loại gối chuyên dụng cho bà bầu kê cả lưng và bụng giúp mẹ thoải mái hơn khi nằm. Không nên nằm ngửa vì thiếu oxy tới em bé. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên kê gối xuống chân cho cao hơn hoặc gác chân ngang gối để tăng cường lưu thông máu giảm đau cửa mình hiệu quả hơn.
  • Đi khám xem mẹ có thiếu canxi, sắt hay không để kịp thời bổ sung
  • Mẹ cũng cần khám phụ khoa để loại trừ khả năng buốt cửa mình do viêm nhiễm.
  • Nên tắm bằng nước ấm và kết hợp massage vùng xương chậu sẽ giúp mẹ bầu thư giãn, giảm buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối hiệu quả.
  • Nếu có các hiện tượng bất thường như chảy máu âm đạo, rỉ ối, đau bụng theo cơn thì các mẹ nên tới bệnh viện ngay nhé vì có thể đó là dấu hiệu mẹ sắp sinh.

Có lẽ, các mẹ đã từng sinh con không còn cảm thấy lạ lẫm khi bị buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối. Nhưng đối với những mẹ mới mang thai lần đầu, hiện tượng này gây nhiều lo lắng. Để giảm những cơn đau buốt, mẹ có thể áp dụng những cách mà Zcare vừa gợi ý ở trên. Đồng thời, nếu mẹ đau dữ dội, có ra chút máu thì mẹ nên tới viện ngay, nhất là những mẹ thai ở tuần thứ 38 trở đi vì đó có thể là dấu hiệu mẹ sắp sinh. Vậy, buốt cửa mình có phải sắp sinh hay không, tùy thuộc vào những biểu hiện cụ thể của từng mẹ. Hãy đọc kĩ bài viết vừa rồi để xác định và chuẩn bị tâm lý vững vàng trước khi bước vào 3 tháng đầu mang thai các mẹ nhé. Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh, đủ ngày đủ tháng được gặp nhau trong niềm hạnh phúc vô bờ.

 

Bài Viết Liên Quan Đến Thai Nhi Đạp Gần Cửa Mình:

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents