Khi Bé Bị Rôm Sảy Bôi Thuốc Gì Cho Nhanh Khỏi?

07 thg 1 2020 00:17

Bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ có rất nhiều cách chữa khác nhau, bố mẹ có thể sử dụng lá tắm, các bài thuốc bôi trong dân gian hoặc thuốc bôi (theo chỉ định của bác sĩ). Dưới đây là những lời giải đáp cho thắc mắc bé bị rôm sảy bôi thuốc gì, bạn có thể tham khảo để giúp cho con yêu nhanh khỏi rôm sảy.

Chế độ chăm sóc cho bé sơ sinh bị rôm sảy tại nhà

 Thông thường, rôm sảy là căn bệnh lành tính, có thể tự khỏi mà không cần phải dùng thuốc để điều trị. Cách để giảm bớt tình trạng rôm sảy gây khó chịu cho bé hiệu quả nhất đó là tiến hành giảm tiết mồ hôi cho bé bằng các phương pháp như:

  •  Cho trẻ mặc quần áo bằng vải cotton mềm, thông thoáng, rộng rãi;
  •  Sử dụng máy lạnh, quạt để thông khí;
  •  Hạn chế cho trẻ vận động gây toát mồ hôi;
  •  Tắm sạch cho trẻ hàng ngày, lau sạch các vùng da có kẽ như nách, bẹn để da bé được sạch sẽ, mồ hôi cũng được bài tiết ra dễ dàng. Sau khi tắm xong, lau khô người trẻ bằng khăn tắm mềm mại, làm bằng chất liệu cotton thấm hút tốt. Lưu ý là không chà mạnh lên da trẻ để tránh làm tổn thương da.

Tắm sạch cho trẻ hàng ngày để da bé được sạch sẽ

 Sử dụng các biện pháp điều trị rôm sảy thông thường mà không hiệu quả, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám khi xuất hiện các dấu hiệu sau:

  •  Rôm sảy, mẩn đỏ kéo dài trên 3  4 ngày, tình trạng tổn thương da nặng lên;
  •  Đau, sưng viêm, nóng và đỏ ửng vùng da bị rôm sảy;
  •  Vùng da bị rôm sảy có thể bị chảy mủ, chảy nước lẫn mủ;
  •  Sưng hạch bạch huyết ở vùng nách, bẹn hoặc cổ trẻ;
  •  Có triệu chứng sốt cao, có thể kèm theo từng cơn ớn lạnh mà không rõ nguyên nhân.

 Rôm sảy thường là bệnh lành tính và tự khỏi, tuy nhiên đôi khi có một số biến chứng có thể gặp phải như sau:

  •  Nhiễm trùng da: Các tổn thương của chứng rôm sảy có thể gây bội nhiễm vi trùng, từ đó tạo ra mụn mủ. Thường là do tình trạng ngứa ngáy khiến trẻ gãi, từ đó làm trầy xước da và vi khuẩn có điều kiện để xâm nhập, gây ra nhiễm trùng.
  •  Sốc do nóng: Trong khi thời tiết đang nóng, những trẻ đang bị rôm sảy dạng nặng có nguy cơ bị choáng ngất do nhiệt cùng với các biểu hiện: Đau đầu, mạch đập nhanh, nôn ói, hạ huyết áp, thậm chí là hôn mê có thể gây ra tình trạng nguy hiểm cho tính mạng.

Bé bị rôm sảy bôi thuốc gì hiệu quả nhất?

Dung dịch trị rôm sảy Calamine

 Thuốc bôi rôm sảy này giúp trẻ giảm ngứa, đỡ đau và bớt cảm giác khó chịu khi da bé đang bị kích ứng. Thuốc có công dụng làm khô nhanh chóng các vết rỉ và chảy nước đối với những chiếc mụn mủ. Loại thuốc này được chỉ định dùng ngoài da và không được để dính vào niêm mạc miệng bé, không được nuốt.

Dung dịch trị rôm sảy cho trẻ em Calamine

 Nếu sử dụng dung dịch Calamine dạng sữa dưỡng da cho trẻ thì cần lưu ý: Lắc đều trước khi dùng, thấm ướt bông gạc sạch cùng với dung dịch Calamine. Tiếp đó, sử dụng bông để chấm nhẹ dung dịch vào vùng da bé đang bị rôm và để một lúc cho thuốc khô tự nhiên.

 Thuốc dạng bôi hay dạng dung dịch Calamine đều cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tuyệt đối tránh ánh sáng trực tiếp, không để trên ngăn đá tủ lạnh hoặc phòng tắm. Tránh xa tầm tay của trẻ em, khi sử dụng để điều trị rôm sảy cho trẻ, cha mẹ nên đọc thật kỹ hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.

Kem dưỡng chứa mỡ cừu Lanolin

 Đây là loại thuốc mỡ có chứa thành phần tự nhiên chiết xuất từ mỡ cừu, có tác dụng tạo màng để bảo vệ, không cho làn da của bé tiếp xúc với những tác nhân bên ngoài gây kích ứng da.

 Bên cạnh đó, chất Lanolin còn giúp ngăn chặn việc tiết mồ hôi  đây chính là yếu tố hàng đầu khiến cho bệnh rôm sảy càng nặng hơn. Vì vậy, bố mẹ nên bôi 1 lớp mỏng, tuyệt đối không được bôi thuốc quá dày vì sẽ làm bí tắc lỗ chân lông, từ đó khiến bệnh càng nặng thêm.

 Có thể lựa chọn thuốc bôi trị rôm sảy tổng hợp gồm có Lanolin và Dexpathenol giúp kích thích quá trình tái tạo da ở vùng da bé đang bị tổn thương nhanh chóng. Ngoài ra, thuốc mỡ kết hợp với tác động kép còn thích hợp với mọi lứa tuổi, phù hợp với nhiều loại da và đặc biệt là không gây kích ứng da.

Thuốc bôi trị rôm sảy chứa Steroid

 Các dạng thuốc bôi trị rôm sảy có chứa Steroid có công dụng kháng viêm, chống khuẩn, dùng để chữa trị tình trạng rối loạn, kích ứng da, hạn chế rôm sảy,… Loại kem bôi này có công dụng và hiệu quả nhanh vượt trội hơn so với thuốc uống khi điều trị rôm sảy, vì loại kem này được bôi trực tiếp lên các vùng da bị tổn thương.

 Khi kê đơn cho trẻ bị rôm sảy, bác sĩ sẽ cho bé dùng thử kem bôi có nồng độ Steroid thấp nhất để xem bé phản ứng thế nào. Nếu bệnh rôm sảy vẫn không có dấu hiệu chuyển biến tích cực, khi đó sẽ tăng dần nồng độ thuốc lên.

Thuốc bôi có chứa Steroid Silkron (còn gọi là thuốc bảy màu)

 Khi sử dụng các loại kem chứa Steroid cho trẻ, không nên dùng quá 1 tuần, vì nếu quá lạm dụng thuốc sẽ làm rạn da, bào mỏng da hay đổi màu sắc làn da của bé. Các mẹ cần lưu ý thêm là làn da của bé vốn rất mỏng manh và nhạy cảm, do đó Steroid không phải là sự lựa chọn lý tưởng cho bé khi chữa rôm sảy đâu nhé. Thay vào đó, mẹ hãy thử áp dụng các bài thuốc dân gian trị rôm sảy cho bé dưới đây nhé.

Những lưu ý khi bôi thuốc trị rôm sảy cho trẻ em

 Rôm sảy ở trẻ em là một căn bệnh thường gặp, lành tính và thường có thể sẽ tự khỏi. Nhưng các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý thêm, khi trẻ xuất hiện tình trạng mẩn đỏ nặng hơn thì cần đưa trẻ đi khám ngay tại bệnh viện. Tuyệt đối không tự ý áp dụng những mẹo dân gian, tránh để lại hậu quả không đáng có cho bé.

 Khi bôi thuốc trị rôm sảy xong, nên để bé ở trong môi trường sạch sẽ, thoáng mát, có điều hòa hay máy làm ẩm không khí để cho thuốc nhanh thẩm thấu vào bên trong da của bé. Như vậy, thuốc sẽ đạt được hiệu quả nhanh hơn.

 Trong trường hợp bé sơ sinh bị rôm sảy nặng, mưng mủ, nghĩa là tình trạng bé bị nhiễm khuẩn da, bố mẹ cần đưa bé đi khám ngay để được bác sĩ chuyên khoa tìm ra biện pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bôi, thuốc uống hoặc kháng sinh tùy theo từng mức độ nghiêm trọng của bệnh.

 Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc trị rôm sảy khi chưa có sự chỉ định, kê đơn của bác sĩ. Vì làm như vậy không những khiến cho bệnh không khỏi, mà còn có thể gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm cho bé.

Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc trị rôm sảy cho bé

 Nếu sau khi áp dụng tất cả những loại thuốc bôi và biện pháp như trên mà trong vòng 1  2 tuần thấy triệu chứng bệnh rôm sảy ở trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí tăng nặng thêm thì cần ngừng bôi. Sau đó, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu.

 Cần lưu ý không để thuốc bôi dính vào niêm mạc mắt cũng như những vùng da rất dễ nhạy cảm của trẻ như da mặt, mũi của bé. Tuyệt đối không được bôi thuốc trực tiếp lên da tay của trẻ vì đó là vùng da có chứa vi khuẩn. Nên dùng tăm bông sạch để lấy thuốc và nhẹ nhàng chấm dung dịch, bôi lên vùng da bị rôm sảy của trẻ.

Kết luận

Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên có thể giúp cho bạn giải đáp được những thắc mắc xung quanh vấn đề bé bị rôm sảy bôi thuốc gì. Từ đó, sẽ giúp cho các ông bố bà mẹ trang bị được cho mình những kiến thức cơ bản nhất trong việc chăm sóc bé hàng ngày. 

Trẻ Bị Rôm Sảy Nên Tắm Lá Gì? 12 Loại Lá Giúp Giảm Tình Trạng Rôm Sảy 

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents