Bà Bầu Uống Sắt Và Canxi Như Thế Nào Mới Đúng Cách?

30 thg 11 2019 13:24

Ba loại dưỡng chất không thể thiếu để giúp mẹ bầu duy trì một thai kỳ khỏe mạnh đó là axit folic, canxi và sắt. Nếu trong 3 tháng đầu tiên, axit folic đóng vai trò chủ đạo trong thực đơn cần bổ sung của mẹ bầu thì ở giai đoạn giữa và cuối của thai kỳ, chất sắt và canxi cũng cần được chú ý. Vậy, bà bầu uống sắt và canxi như thế nào trong thai kỳ? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây sẽ rõ!

Xem thêm:

Mẹ Đang Chuẩn Bị Mang Thai Nên Ăn Uống Gì Để Sinh Con Khỏe?

Bà bầu uống sắt và canxi có tầm quan trọng như thế nào?

 Trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên, thai nhi phát triển khá chậm và mọi quan tâm của mẹ bầu đều chỉ tập trung vào việc ngăn ngừa nguy cơ của dị tật ống thần kinh cho con. Vậy bà bầu uống sắt và canxi như thế nào trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ 3? Lúc này mẹ bầu cần chú ý bổ sung hàm lượng sắt và canxi để hỗ trợ kịp thời cho sự phát triển của bé yêu ở trong bụng.

Chú ý bổ sung hàm lượng sắt và canxi để hỗ trợ kịp thời cho bé yêu

 Sắt sẽ tham gia vào quá trình hình thành một loại protein có trong hồng cầu còn gọi là hemoglobin. Chất này có nhiệm vụ vận chuyển ôxy và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể. 

 Ngoài ra, chất sắt còn tham gia vào quá trình cấu tạo nên các enzym của hệ miễn dịch, giúp cho cơ thể tăng cường hệ miễn dịch. Thiếu sắt không chỉ gây cho bà bầu cảm giác mệt mỏi, khó chịu, uể oải,... mà còn là nguyên nhân chủ yếu gây sinh non, nhẹ cân ở trẻ sơ sinh khiến mẹ lo lắng.

 Cũng giống như việc bổ sung sắt, canxi cũng hết sức quan trọng cho bà bầu. Bởi canxi là nguyên vật liệu chính để xây dựng nên hệ thống xương và răng vững chắc của thai nhi. 

 Nếu không được nhận đủ lượng canxi cần thiết, bé cưng sẽ “rút” dần canxi từ cơ thể mẹ để phục vụ cho quá trình phát triển toàn diện của mình. Đây cũng là nguyên nhân giải thích tại sao những bà bầu không bổ sung đủ hàm lượng canxi trong thai kỳ thường có nguy cơ mắc các bệnh như loãng xương và bệnh răng miệng cao hơn.

Bà bầu không uống sắt và canxi có sao không?

 Trong quá trình cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch và hình thành hồng cầu, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể mẹ bầu thì chất sắt chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Thiếu chất sắt có thể gây ra tình trạng thiếu máu cũng như kiệt sức, mệt mỏi cho mẹ bầu. Đặc biệt đối với giai đoạn 2 và 3 của thai kỳ, thiếu sắt còn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi.

 Việc vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể mẹ và thai nhi sẽ bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng nếu thiếu sắt. Thông thường, một người phụ nữ trong thời kỳ mang thai sẽ cần một lượng máu nhiều hơn so với bình thường, điều này sẽ giúp tăng cường sức khỏe và đáp ứng được nhu cầu phát triển thiết yếu của thai nhi.

 Bên cạnh đó, nhiều chị em cũng thắc mắc bà bầu nên uống sắt trước hay sau khi ăn? Việc bổ sung sắt cũng có tác dụng làm tăng cảm giác ngon miệng, do đó bà bầu nên uống sắt trước khi ăn, bụng còn đang đói để dễ hấp thu. Đối với những người đang mang bầu mà bị thiếu máu do thiếu sắt sẽ có cảm giác chán ăn, khó ngủ, người mệt mỏi rã rời vì lượng oxy lên não cũng như đến các tế bào trong cơ thể thường rất ít. 

 Thiếu sắt còn là nguyên nhân chủ yêu gây suy giảm sức đề kháng của mẹ, từ đó dẫn đến nhiễm trùng. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến việc trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ thiếu máu rất cao, dẫn đến tình trạng cơ thể suy nhược, sức khỏe kém.

 Đối với những bà mẹ thiếu sắt sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến hiện tượng sinh non, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản, suy nhược cơ thể,... Đây cũng là yếu tố hàng đầu dẫn đến sự suy dinh dưỡng bào thai, thai nhi non tháng, nhẹ cân, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện về thể lực cũng như trí lực của trẻ sau này.

Đừng bỏ qua các món ăn bổ sung sắt cho cơ thể, các mẹ bầu nhé

 Cũng như sắt, canxi là nhân tố cực kỳ quan trọng đối với việc hình thành nên hệ xương, răng và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Trong suốt thai kỳ, nhu cầu canxi của trẻ liên tục tăng. Nếu lượng canxi của thai nhi không được đáp ứng đầy đủ sẽ gây ra những hệ lụy không tốt sau này như: thấp còi, chậm phát triển, loãng xương, còi xương hay bị dị dạng ở xương.

 Bổ sung canxi trong thai kỳ cho bà bầu còn mang ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khỏe của chính bản thân thai phụ. Khi bị thiếu hụt canxi, mẹ bầu thường bị mệt mỏi, tê chân, mất ngủ, đau đầu, chóng mặt,... 

 Đến giai đoạn cho con bú, cơ thể mẹ thường bị suy yếu, dễ bị đau lưng, hay bị đổ mồ hôi trộm, mỏi vai, đau khớp,... Sự thiếu hụt canxi này diễn ra trường kỳ sau nhiều lần sinh nở, đây cũng là tiền đề gây ra bệnh loãng xương khi các mẹ đã bước vào độ tuổi bắt đầu mãn kinh.

Bà bầu uống sắt và canxi như thế nào mới đúng cách?

 Theo các chuyên gia, để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh, bầu nên chú ý bổ sung ít nhất 27 mg sắt và 1300 2000 mg canxi mỗi ngày. Tuy nhiên, việc bổ sung sắt và canxi không thể cùng nhau “song hành” đâu mẹ nhé!

 Tuy là hai thành phần không thể thiếu được trong thực đơn dinh dưỡng của bà bầu, nhưng 2 khoáng chất sắt và canxi lại khá “đối chọi” nhau. Các chuyên gia thường khuyến cáo rằng, mẹ bầu không nên ăn các loại thực phẩm giàu sắt nếu đang uống bổ sung canxi, cũng như không nên uống viên thuốc sắt cùng với uống sữa. 

 Bởi lẽ, canxi sẽ làm cản trở khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể, khiến cho lượng sắt vừa được bổ sung vào cơ thể nhanh chóng bị “bốc hơi”. Vì vậy, nếu muốn bổ sung cùng lúc 2 loại thuốc sắt và canxi, mẹ bầu nên đặc biệt lưu ý nhé!

 Ngoài thuốc sắt và canxi, những thực phẩm tự nhiên là những nguồn cung cấp an toàn và đơn giản nhất dành cho mẹ bầu. Không chỉ với chất sắt và canxi, bà bầu còn có thể “tận dụng” được nhiều nguồn vitamin và các khoáng chất khác thông qua việc tiêu thụ những thực phẩm hàng ngày. Chẳng hạn, nếu thường xuyên ăn cam, bầu không chỉ cung cấp một lượng canxi cho cơ thể mà còn “lợi” thêm được một lượng vitamin C khá lớn từ loại trái cây bổ dưỡng này.

 5 nguyên tắc khi bổ sung sắt:

  •  Không uống thuốc sắt cùng canxi;
  •  Không kết hợp uống sắt cùng với trà và cà phê;
  •  Nên uống sắt cùng nước cam, chanh hoặc các loại nước trái cây giàu vitamin C;
  •  Sắt có nguồn gốc từ động vật dễ hấp thu hơn viên uống;
  •  Không nên nấu nướng các loại thức ăn bổ sung chất sắt bằng nồi hoặc chảo bằng gang vì sẽ gây ra tình trạng “thất thoát” sắt ở thực phẩm.

 Thực phẩm giàu sắt mẹ nên ăn: Các loại thịt (nhất là thịt bò), cải xoăn, cải bó xôi, rau dền, bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc,...

 4 nguyên tắc cần tuân thủ khi bổ sung canxi:

  •  Không được bổ sung quá 500mg canxi mỗi lần;
  •  Canxi carbonate cần được uống ngay trong bữa ăn. Canxi citrate lại phù hợp cho những bà bầu bị đầy hơi, ợ nóng.
  •  Tránh xa chất sắt;
  •  Để tăng khả năng hấp thu chất canxi của cơ thể, bầu nên tăng cường hấp thụ những thực phẩm giàu vitamin D trong chế độ ăn hàng ngày.

 Thực phẩm giàu canxi bao gồm: Sữa ít chất béo, táo, nước cam, sữa chua, cá ngừ, cá mòi, súp lơ xanh, đậu nành, quả mận sấy khô và mơ khô, các loại hạt.

Đừng bỏ qua những thực phẩm giàu canxi trong thực đơn, mẹ nhé!

Bổ sung canxi và sắt cho bà bầu cần lưu ý những gì?

  •  Nếu như vitamin D là “tác nhân” giúp cơ thể chuyển hóa canxi tốt hơn thì vitamin C sẽ khiến mẹ hấp thụ tốt hàm lượng sắt có nhiều trong thực phẩm. Vì vậy, các bà bầu đừng chỉ “chăm chăm” bổ sung sắt và canxi mà quên đi nguồn thực phẩm có chứa vitamin C và vitamin D nhé.
  •  Cả việc bổ sung sắt và canxi cho bà bầu ở liều cao đều có thể dẫn đến những “tác dụng phụ” không mong muốn, đó là táo bón. Bên cạnh đó, các mẹ bầu bị thừa sắt hoặc canxi cũng có thể gặp những vấn đề về tiêu hóa khó chịu khác như ợ nóng, đầy hơi hoặc khó tiêu.
  •  Trong mỗi thời điểm, cơ thể mẹ bầu chỉ có thể hấp thu tối đa được 500mg canxi. Vì vậy, nếu cần uống bổ sung một lượng canxi liều cao, mẹ bầu nên chia nhỏ thành nhiều lần uống trong ngày.
  •  Đối với canxi, cũng nên uống xa bữa ăn, tốt nhất là trước ăn 30 phút hoặc sau khi ăn từ 1 đến 2 giờ. Bởi vì, một số thực phẩm có chứa thành phần oxalat và các loại hạt ngũ cốc có chứa phytat khi gắn kết với canxi và sắt sẽ làm cản trở sự hấp thu của hai chất khoáng này vào cơ thể.
  •  Như vậy, khi uống cả canxi và sắt, nên uống canxi vào buổi sáng với lượng nước nhiều sẽ hiệu quả nhất, thay vì uống vào buổi chiều hay tối, sẽ khiến canxi lắng đọng, nguy cơ gây các bệnh lý khác như sỏi thận, táo bón, khó ngủ... Với thắc mắc bà bầu nên uống sắt khi nào thì chị em nên uống sắt trước hoặc sau bữa ăn trưa khoảng 2 giờ. Hoặc mẹ cũng có thể uống sắt sau bữa ăn sáng; sau đó khoảng 2 giờ thì mới uống tiếp thuốc canxi.
  • Bà bầu nên bổ sung sắt và canxi từ thực vật sẽ tốt hơn

 Trên thực tế, bà bầu uống sắt vào thời điểm nào trong ngày? Thời điểm tốt nhất để mẹ bầu uống bổ sung thuốc sắt hoặc canxi còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. 

Kết luận

Qua bài viết trên đây, các chị em đã biết được bà bầu uống sắt và canxi như thế nào rồi phải không nào? Đồng thời, khi sử dụng sắt và canxi, các bà bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể sử dụng hai khoáng chất này đúng và đủ liều lượng. Bởi lẽ, cái gì “quá” thì thường không tốt đâu, mẹ nhé!

Xem thêm:

Bà Bầu Uống Mật Ong Có Tốt Không? Nên Uống Bao Nhiêu Là Đủ?

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents