Bà Bầu Uống Nước Mía Có Tốt Không?

27 thg 11 2019 12:53

Với hơn 70% thành phần là các loại đường tự nhiên, nước mía được xem là một loại thức uống giàu năng lượng cho phụ nữ đang mang thai. Thậm chí, có mẹ bầu còn sử dụng nước mía hàng ngày như một thực phẩm chủ yếu. Liệu bà bầu uống nước mía có tốt không? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm: Mẹ Đang Chuẩn Bị Mang Thai Nên Ăn Uống Gì Để Sinh Con Khỏe?

Bà bầu nên uống nước mía từ tháng thứ mấy?

 Nếu như việc uống nước dừa trong khi mang thai, mẹ bầu sẽ nghe có nhiều lời truyền miệng “bàn ra tán vào” không tốt về việc mẹ bầu bà bầu uống nước mía có tốt không, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Có thể khẳng định rằng uống nước mía đúng cách thì sẽ đem lại nhiều lợi cho cả mẹ và bé trong suốt 40 tuần thai.

 Từ kinh nghiệm dân gian từ xa xưa kết hợp với các nghiên cứu khoa học, các chuyên gia dinh dưỡng đã khẳng định rằng mẹ bầu có thể uống được nước mía ngay từ những ngày đầu tiên trong thai kỳ.

Bà bầu uống nước mía vào tháng nào cũng được nhưng cần điều độ

 Theo như quan điểm của thạc sĩ, bác sĩ Doãn Thị Tường Vi (Viện phó Viện Dinh dưỡng Lâm sàng) dưới đây sẽ giúp các thai phụ hiểu rõ hơn về tác dụng của nước mía đối với các mẹ bầu: “3 tháng đầu thai kỳ, phụ nữ mang bầu thường có biểu hiện buồn nôn, mệt mỏi,… Lúc này, chị em cần bổ sung nước mía giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái và hạn chế tình trạng buồn nôn. Vì vậy, ngoài bữa ăn chính, mẹ bầu có thể uống thêm nước mía tăng cường năng lượng, đặc biệt là khi mệt mỏi, nóng bức không ăn được nhiều”.

 Một ly nước mía tươi mát cùng nhánh gừng đập dập sẽ là một “liều thuốc” trị ốm nghén cực kỳ hiệu quả cho những mẹ bầu đang đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Vì thế, mẹ bầu có thể thoải mái sử dụng loại thức uống giàu năng lượng này trong bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ mà không cần băn khoăn bà bầu uống nước mia có tốt không, nên uống từ tháng thứ mấy nhé!

Bà bầu có nên uống nước mía thường xuyên trong ngày?

 Nước mía được biết đến từ lâu với rất nhiều lợi ích cho cơ thể mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi. Nhưng mẹ bầu cũng không nên xem nước mía như giống một thực phẩm chủ đạo thay cho toàn bộ thực đơn hàng ngày. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, khi mang thai, cơ thể mẹ bầu đang cần bổ sung thêm rất nhiều dưỡng chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau để đảm bảo cho cơ thể có đầy đủ dưỡng chất cung cấp cho quá trình phát triển của thai nhi.

 Vì thành phần chủ yếu của nước mía là đường (tới 70%), nên rất dễ làm cho mẹ bầu no bụng mà chất dinh dưỡng cung cấp lại không đủ, do đó không thể thay thế cho các loại thực phẩm khác được. Ngoài ra, thai phụ nạp quá nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

 Mẹ bầu chỉ nên uống nước mía để giải khát trong những buổi trưa nắng hoặc buổi xế chiều để lại bù lượng nước đã mất sau khi ngủ dậy. Tuyệt đối không uống nước mía vào sáng sớm, trước bữa ăn trưa hoặc chiều tối vì sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày và hệ tiêu hóa.

 Ngoài ra, năng lượng có trong nước mía rất nhiều nên mang thai uống nước mía quá nhiều sẽ làm cho cả mẹ và con bị tăng cân, gây béo phì. Điều này không những gây hại đến tình trạng sức khỏe của mẹ và bé mà còn ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ, khiến cho mẹ bầu bị mất tự tin.

Bà bầu uống nước mía có tốt không?

Cung cấp cho mẹ bầu nhiều vitamin và khoáng chất 

 Ngoài lượng đường, trong nước mía còn có chứa nhiều khoáng chất như: canxi, magie, đồng, kali, sắt,… cùng các loại vitamin A, B, C và khoảng gần 30 axit hữu cơ khác. Đây đều là những loại chất cần thiết cho quá trình phát triển của thai nhi. Nước mía còn bổ sung một lượng protein vô cùng cần thiết cho em bé trong bụng mẹ nữa đấy.

 Những lúc mẹ bầu đang cảm thấy mệt mỏi và chán nản, không muốn ăn uống gì thì một ly nước mía có thể giúp cho mẹ bầu cải thiện được tâm trạng ngay. Lượng đường tự nhiên có nhiều trong nước mía sẽ giúp bổ sung nước và cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng giúp xua tan mệt mỏi, “vực dậy” tinh thần, cho mẹ phấn chấn hơn.

Nước mía giúp mẹ bầu có một làn da khỏe mạnh

 Da sạm là một vấn đề quan trọng không kém phần trong 9 tháng “mang nặng đẻ đau” của mẹ. Do sự thay đổi các yếu tố nội tiết tố trong cơ thể của mẹ trong thai kỳ, làn da của mẹ có nguy cơ phải đối mặt với các vấn đề về nám sạm, nổi mụn.

Nước mía có tác dụng dưỡng ẩm cho da cực tốt đối với thai phụ

 Những nốt mụn li ti, lấm tấm hoặc sưng đỏ trên mặt có thể trở thành nỗi phiền muộn trong lúc này của mẹ. Nếu mẹ bầu nào đang nằm trong trường hợp khó chịu này, hẳn mẹ sẽ rất vui khi biết rằng chất axit alpha hydroxyl có nhiều trong nước mía sẽ giúp giải quyết tận gốc các vấn đề về da. Từ đó, đem lại cho bạn một làn da trắng sáng, mịn màng và sạch mụn.

Tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu

Trong nước mía có chứa một hàm lượng chất chống oxi hóa lớn sẽ thúc đẩy cơ thể tăng cường chất đề kháng, từ đó giúp mẹ bầu phòng chống được rất nhiều loại bệnh. Có rất nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng, nước mía chính là thức uống giúp ngăn ngừa căn bệnh ung thư hiệu quả, đặc biệt là bệnh ung thư tuyến tiền liệt và bệnh ung thư vú.

Tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu trong suốt thai kỳ

 Táo bón là nỗi lo thường trực của rất nhiều mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai. Giờ đây, mẹ bầu đã có thể yên tâm “quẳng gánh lo đi và vui sống”. Vì chất kali có trong nước mía chính là một bài thuốc trị táo bón cực kỳ hiệu nghiệm.

 Bà bầu uống nước mía thường xuyên sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, cơ thể khỏe hơn và ngăn ngừa được tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở dạ dày.

Bà bầu uống nước mía thường xuyên sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn

Cải thiện được tình trạng ốm nghén của mẹ bầu

Mẹ bầu có biết rằng nước mía từ lâu đã được sử dụng như một bài thuốc dân gian làm giảm bớt chứng ốm nghén “vật vã” của các thai phụ không? Lấy một ly nước mía, cho vào 1 miếng gừng đập dập hoặc pha cùng với một chút nước gừng. 

Sau đó, chia nhỏ ra và uống thành nhiều lần trong ngày. Chỉ sau một vài lần uống như vậy, mẹ bầu sẽ cảm thấy chứng ốm nghén được cải thiện, đỡ mệt mỏi hơn nhiều đấy.

Những lưu ý khi bà bầu uống nước mía

 Không sử dụng một số loại thuốc kết hợp với uống nước mía: Chất policosanol có trong nước mía có tác dụng làm giảm cholesterol xấu trong cơ thể. Nếu bạn đang sử dụng một số loại thực phẩm chức năng hay thuốc chống đông máu thì tuyệt đối không nên uống chung với nước mía. Đặc biệt, một số loại thuốc sẽ phản ứng với chất policosanol. Điều này khiến cho công dụng của thuốc không còn nữa, thậm chí còn phản tác dụng.

 Không tùy tiện uống nước mía ở bất kỳ quán nào ở vỉa hè: 

  •  Thời tiết nóng bức của mùa hè thường khiến cho nhiều mẹ bầu muốn tạt ngay vào vỉa hè để thưởng thức 1 cốc nước mía mát lạnh. Tuy nhiên, một số quán nước mía vỉa hè thường không được vệ sinh nên khá bụi bặm. Chế biến trong không gian chật chội, thiếu dụng cụ chứa nước, nguồn nước sạch rất ít. Do vậy, nguy cơ nhiễm khuẩn vào nước mía là rất cao.
  •  Thêm nữa, nước mía có chứa rất nhiều đường nên dễ “dẫn dụ” ruồi nhặng xung quanh. Khi những con vật này bu vào các ca, cốc nước mía sẽ gây ra nhiễm khuẩn, gây hại cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu nếu vô tình uống phải. 
  •  Thậm chí, mía để hàng đống trên vỉa hè không được rửa sạch đã được cho vào ép nước, máy móc dụng cụ ép mía cũng không được cọ rửa, làm vệ sinh thường xuyên.
  •  Khi gặp thời tiết oi bức, tình trạng trên dễ tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, rất nguy hiểm. Một số cửa hàng còn cố tình ngâm mía với đường hóa học để làm tăng độ ngọt, nhưng điều này lại gây ảnh hưởng lâu dài cho sức khỏe con người.

Mẹ bầu không nên tùy tiện uống nước mía ở bất kỳ quán nào ở vỉa hè

 Không uống nước mía được bảo quản trong tủ lạnh quá lâu

  •  Nước mía uống tốt nhất, ngon nhất là khi vừa ép xong. Bởi đây là loại nước có chứa lượng đường cao. Khi bảo quản trong điều kiện tủ lạnh không thích hợp sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh sinh sôi, phát triển. Do đó, dễ dẫn tới tình trạng mẹ bầu uống nước mía bị nhiễm trùng, nhiễm độc.
  •  Không những vậy, nước mía vốn có tính lạnh, lượng đường cao nếu được bảo quản lâu trong tủ lạnh thì có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa. Đối với những người có tỳ vị hư yếu, bụng yếu, hay bị đi ngoài phân lỏng thì tốt nhất không nên uống nước mía, đặc biệt là uống nước mía được bảo quản quá lạnh. Nếu đang đi ngoài trời nắng mẹ cũng không nên uống nước mía lạnh vì như vậy sẽ dễ dẫn tới viêm họng, cảm cúm hay sốt cho mẹ bầu.
  •  Mẹ bầu chỉ nên uống nước mía nhiều nhất là khoảng 3 lần/ tuần, mỗi ngày uống không quá 1 ly là đã đáp ứng được đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu cho cả 2 mẹ con rồi nhé.

Kết luận

Từ xa xưa, để bảo vệ và hỗ trợ cho sự phát triển của bào thai trong bụng, dân gian đã lưu truyền rất nhiều kinh nghiệm, trong đó có việc uống nước mía sẽ làm con sinh ra vừa trắng vừa sạch. Tuy nhiên, bà bầu uống nước mía có tốt không còn phải căn cứ vào thời gian và cách thức uống ra sao mới có thể khẳng định chính xác được. 

Xem thêm:

Bà Bầu Uống Sữa Tươi Không Đường Có Tốt Không?

Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Nên Uống Nước Mía

Nguồn tham khảo:

https://www.marrybaby.vn/suc-khoe-dinh-duong/uong-nuoc-mia-khi-mang-thai-loi-hay-hai

https://vn.theasianparent.com/ba-bau-uong-nuoc-mia

https://parenting.firstcry.com/articles/sugarcane-juice-in-pregnancy-health-benefits-and-precaution/

 

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents