Viêm Họng Hạt Ở Trẻ - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

26 thg 8 2020 17:52

Viêm họng hạt ở trẻ là một dạng của viêm họng mãn tính. Khi trẻ bị viêm họng kéo dài, viêm nhiễm nặng khiến các tế bào lympho làm việc quá sức dẫn tới phình to giống như hạt đậu. Bệnh dễ mắc ở trẻ không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường mắc bệnh về đường hô hấp. Vì thế, mẹ hãy dặn bé luôn đánh răng sáng tối và giữ ấm khi mùa đông tới nhé.

  1. Nguyên nhân trẻ bị viêm họng hạt

Trẻ bị viêm họng hạt do nhiều nguyên nhân, trong đó có một số lý do chủ yếu sau: 

- Bệnh viêm họng hạt ở trẻ chủ yếu do trẻ không vệ sinh răng miệng thường xuyên, hoặc trẻ đánh quá mạnh, cũng có thể đánh quá nhanh, đánh rối không sạch được vi khuẩn, tổn thương nướu khiến cho virus xâm nhập, gặp cơ hội cơ thể trẻ yếu đi thì sẽ gây nên viêm họng. Lâu dần chữa không dứt điểm sẽ thành viêm họng hạt mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần.

Hình ảnh viêm họng hạt ở trẻ em

- Bên cạnh đó, trẻ ăn kem, uống nước lạnh cũng khiến cổ họng bị kích thích, viêm họng hạt nặng hơn.

- Mùa đông là mùa trẻ con mắc bệnh nhiều nhất vì thời tiết rất lạnh. Nếu trẻ không giữ ấm thì dễ bị viêm họng và dẫn tới viêm họng hạt.

- Trẻ bị amidan, trào ngược dạ dày ...cũng bị mắc bệnh này nhiều hơn. 

- Ngoài ra, viêm họng hạt còn do môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi, chất độc hại, thay đổi thời tiết đột ngột khiến cơ thể không kịp thích nghi nhất là những bé có sức đề kháng yếu.

  1. Dấu hiệu viêm họng hạt ở trẻ

Viêm họng hạt ở trẻ thường có thời gian ủ bệnh từ 3- 5 ngày, với những triệu chứng tiêu biểu như sau:

Giai đoạn khởi phát: bé bị viêm họng hạt giai đoạn đầu thường bị đau rát cổ họng, ngứa vòm họng, khó chịu, có cảm giác vướng víu ở cổ như có vật gì đó chặn lại, ho có đờm đặc biệt là buổi sáng, thường xuyên quấy khóc, biếng ăn..

Trẻ bị viêm họng hạt thường thấy vướng víu ở cổ

Giai đoạn nặng hơn: trẻ bị sốt nhiều ngày từ 38 -39 độ, thành họng đỏ và xuất hiện các hạt trắng bằng hạt đậu. Cơ thể mệt mỏi, uể oải. Điều này xảy ra do vùng niêm mạc vòm họng của bé bị viêm nhiễm. Khi đó, hệ thống miễn dịch của cơ thể phải tăng cường hoạt động để chống lại các tác nhân gây hại. Trẻ bị viêm họng hạt có mủ được coi là dấu hiệu đặc trưng nhất giúp phân biệt viêm họng hạt với các dạng viêm họng khác. 

Ngoài ra, viêm họng hạt ở trẻ nhỏ có thể có một vài triệu chứng khác như:  nổi hạch, ớn lạnh……

  1. Chữa viêm họng hạt ở trẻ em

Để chữa viêm họng hạt ở trẻ, bạn phải tùy theo từng độ tuổi. Với trẻ dưới 2 tuổi thì bạn có thể áp dụng những bài thuốc dân gian giảm bớt tác dụng phụ ảnh hưởng đến trẻ. Với trẻ 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi viêm họng hạt nếu áp dụng các bài thuốc dân gian mà không có tác dụng thì có thể sử dụng thuốc tây.

  • Cách chữa viêm họng hạt cho trẻ em 3, 4, 5 tuổi 

Chanh đào mật ong

Chanh đào là loại quả giàu vitamin C tăng sức đề kháng cho cơ thể kết hợp với mật ong có tính sát khuẩn, diệt trùng, giúp giảm viêm, giảm ho và đau rát họng, phục hồi niêm mạc bị thương tổn. Nhờ vậy ngâm chanh đào với mật ong bạn sẽ được một vị thuốc trị viêm họng hạt ở trẻ hiệu quả và an toàn.

Cách làm:

Mua 1 kg chanh đào, chọn chanh dầy vỏ và không quá chín vì những quả như vậy sẽ có nhiều tinh dầu hơn. Sau đó mang về rửa sạch, để ráo nước rồi thái thành các lát mỏng dầy khoảng 0.5cm. Xếp lần lượt vào bình thủy tinh rồi rót mật ong vào ngâm. Ngâm khoảng 3 tháng là dùng được. Tuy nhiên, nếu để từ 6 tháng đến một năm thì nước sẽ ngon, đỡ chua hơn. 

Cách dùng: Với các bé từ 1 tuổi - 2 tuổi dùng 1 thìa. Bé từ 3 tuổi - 4 tuổi dùng 2 thìa, bé 5 tuổi dùng khoảng 2,5 - 3 thìa.

Chanh đào có thể ngâm với đường phèn hoặc mật ong để chữa viêm họng hạt

Dùng nước muối

Để chữa viêm họng hạt ở trẻ, mẹ có thể sử dụng nước muối để cho bé súc miệng sáng, trưa và tối. Nước muối có tính chất sát khuẩn tốt, giúp giảm đau họng, chống nhiễm trùng nên giúp trẻ mau hết bị viêm họng. 

Cách pha: Bạn pha theo tỉ lệ 1 lít nước với 8g muối.

Dùng lá tía tô

Trong lá tía tô có chứa chất acid nicotinic và citral giúpgiảm viêm, giảm đau, hỗ trợ phục hồi cho các mô tổn thương do viêm họng gây ra.

Khi trẻ bị viêm họng hạt, bạn hãy lấy khoảng 10 lá tía tô rửa sạch, giã lấy nước rồi cho một thìa mật ong hoặc đường phèn vào để trẻ uống. 

Hoặc dùng 10 lá tía tô, 5 hoa đu đủ đực, 3 chùm hoa khế. Sau đó, rửa sạch nguyên liệu, để ráo nước, hấp cách thủy trong 20 phút. Chắt lấy nước, bỏ bã, cho bé uống từ từ từng ngụm, mỗi lần 2 muỗng.

Lá bạc hà đường phèn

Không chỉ là một vị thuốc quen thuộc trong đời sống người Việt. Lá bạc hà này có một số tác dụng như hỗ trợ tiêu hóa, thông mũi, sát khuẩn, kháng khuẩn, giảm đau, cải thiện các triệu chứng như viêm nhiễm, sổ mũi, rát họng, ho do viêm họng hạt gây ra. 

Cách làm: Rửa sạch lá bạc hà rồi để ráo nước, cho một chút đường phèn vào cùng một ít nước và đun sôi lên. Khi nước chuyển sang màu xanh thì vắt ít nước cốt chanh vào. Đun cho đến khi hỗn hợp này cô đặc lại, tắt bếp, để nguội cho vào lọ thủy tinh bảo quản để dùng dần.

Cách dùng: Mỗi lần cho trẻ uống khoảng 2-3 muỗng cafe hỗn hợp đường phèn bạc hà.

Sữa tỏi

Tỏi được xem như vị thuốc cứu tinh của những người bị viêm họng, viêm đường hô hấp. Nó có chứa chất kháng sinh tự nhiên có tên là allicin, giúp chống viêm, chống nhiễm trùng, chữa được viêm họng hạt, viêm amidan.

Cách làm: Lấy 1 tép tỏi ta giã nát, hòa với một cốc sữa nóng hãm trong 10 phút. Sau đó, uống sữa và bỏ bã. Uống một ngày 2 cốc đến khi khỏi bệnh.

  • Cách chữa viêm họng cho trẻ 6 tháng tuổi 

Chanh đào đường phèn

Viêm họng hạt ở trẻ sơ sinh chủ yếu do thời tiết lạnh bé không được giữ ấm. Nếu  trẻ 6 tháng bị viêm họng hạt, mẹ có thể thay mật ong bằng đường phèn, cứ xếp một lượt chanh thì cho một lớp đường phèn. Làm như vậy cho đến khi hết chanh. Vì mật ong không sử dụng được cho trẻ dưới 1 tuổi nên thay thế đường phèn cũng có tác dụng tương tự. Để khoảng 3-6 tháng thì dùng được. Vậy nên, mẹ nào có con nhỏ nên pha sẵn một hũ chanh đào mật ong để có thể dùng ngay khi cần mà không phải chờ lâu. 

Cách dùng: Với các bé 6 tháng, mỗi lần, các bạn cho bé uống khoảng nửa thìa cafe.

Húng chanh đường phèn 

Húng chanh có vị cay, mùi thơm, tính ấm, giúp phát tán phong hàn, sát khuẩn, tiêu hờm, làm ra mồ hôi. Vì vậy húng chanh thường được dân gian sử dụng sắc uống để giải cảm, trị cảm cúm, viêm họng, ho do viêm họng, sốt không ra mồ hôi… Để làm bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị 20g lá húng chanh tươi và 20g đường phèn.

Cách làm: Lá húng chanh tươi rửa sạch, cho vào chén cùng đường phèn. Sau đó, chưng cách thủy. Khi nào đường phèn tan hết thì chắt lấy nước cho trẻ uống. Uống liên tục trong 3-5 ngày, mỗi ngày 2-3 lần.

Húng chanh đường phèn là bài thuốc trị viêm họng hiệu quả cho bé 6 tháng tuổi

  • Điều trị dứt điểm viêm họng hạt bằng thuốc Tây

Trong trường hợp đã sử dụng các biện pháp dân gian mà không khỏi, có thể do bé đã bị viêm họng hạt mãn tính. Lúc này, bé cần được mẹ đưa đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và kê đơn uống thuốc                                                                              Tây để trị  tận gốc nguyên nhân bị bệnh. 

Dưới đây là một số nhóm thuốc được chỉ định điều trị bệnh viêm họng hạt:

- Thuốc kháng sinh tiêu diệt những virus, vi khuẩn có hại

- Thuốc kháng viêm giảm đỏ, nóng ở vùng viêm

- Thuốc giảm đau, hạ sốt khi bé bị viêm họng hạt gây đau họng, sốt cao, người mệt mỏi

- Nước súc miệng: giúp diệt vi khuẩn, virus gây hại trong khoang miệng.

Nếu viêm họng hạt ở trẻ kèm nhiễm trùng tai, viêm xoang hoặc bị viêm đường hô hấp, kháng sinh không giải quyết được vấn đề thì cần đưa con tới bác sĩ để được tư vấn phẫu thuật cắt bỏ sùi vòm họng hoặc cắt amidan.  

  1. Cách phòng tránh viêm họng hạt ở trẻ

- Để hạn chế tối đa tình trạng viêm họng hạt, các mẹ nên nhắc trẻ chăm chỉ đánh răng và dạy cho trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách, sạch sẽ.

- Giữ ấm vùng cổ, chân cũng như cơ thể khi thời tiết thay đổi, đặc biệt vào mùa đông.

- Súc miệng nước muối sinh lý hàng ngày, ngậm nước muối sau khi đánh răng xong

- Không nên cho trẻ tới những nơi có nhiều bụi bẩn, thuốc lá, hóa chất như sơn, xăng, dầu..

- Nên dọn dẹp đồ chơi, nhà cửa thường xuyên

- Đeo khẩu trang khi ra ngoài

- Ăn uống đầy đủ, khoa học, vệ sinh.

Kết luận

Viêm họng nếu kéo dài, chữa không dứt điểm thành viêm họng mãn tính. Cộng với việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ gây nên viêm họng hạt ở trẻ. Vì thế, để ngăn ngừa hiện tượng này xảy ra, các mẹ nên chăm sóc và chữa bệnh viêm họng cho trẻ dứt điểm nhé. Hi vọng, những thông tin trên sẽ giúp các phụ huynh biết thêm thông tin về bệnh, cách điều trị viêm họng hạt ở trẻ em cũng như phòng tránh bệnh, bảo vệ con mình tốt hơn.

Nguồn tham khảo

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents