Trẻ Sơ Sinh Đi Ngoài Có Hạt Liệu Có Nguy Hiểm?

02 thg 1 2020 13:27

Vấn đề trẻ đi ngoài là một “chuyện thường ngày ở huyện” nhưng lại khiến cho nhiều ông bố bà mẹ phải đau đầu. Vậy, trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt liệu có nguy hiểm như mẹ nghĩ không? Mẹ cần phải làm gì trong trường hợp này? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp hết những điều mà rất nhiều bố mẹ đang lo lắng, băn khoăn.

Nguyên nhân nào khiến cho trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt?

 Thông thường, trẻ sơ sinh nếu được bú sữa mẹ hoàn toàn thì sẽ đi ngoài ra phân lỏng, có dạng hơi sệt, màu vàng, có hạt và bọt. Trung bình trẻ sơ sinh đi ngoài khoảng 5  7 lần/ ngày. Màu sắc của phân sẽ do sắc tố mật, muối mật của trẻ quyết định. Nếu mật tiết ít thì trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt màu trắng, đó là các hạt đạm sữa.

Phân của trẻ sơ sinh phản ánh được tình trạng sức khỏe của trẻ

 Khi thấy trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt trắng thì bố mẹ cũng không cần phải quá lo lắng mà cần phải bình tĩnh theo dõi. Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn thì đây là điều hết sức bình thường và còn tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

 Bởi trong sữa mẹ có các chất đạm giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa của trẻ, tăng cường hoạt động của nhu động ruột, từ đó giúp bé đi ngoài dễ hơn. Phân của bé sẽ có màu vàng, hơi nát về kết cấu, có thể có hạt trắng nhỏ, hoặc kiểu như “hoa cà hoa cải”.

 Một hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt nữa mà bố mẹ không cần phải quá lo lắng, đó là tình trạng đi ngoài phân sống. Điều này sẽ chỉ xảy ra ở những trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn trong 3 tháng đầu. Phân bé sẽ có hạt màu trắng cùng với chất nhầy, sủi bọt hay thường bị tách ra thành phân và nước màu vàng dưa cải.

 Phân có hạt hay còn gọi là phân “hoa cà hoa cải” là hiện tượng bình thường khi trẻ sơ sinh bú sữa mẹ nên không đáng lo. Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng nhưng trẻ vẫn ăn uống, ngủ nghỉ, lên cân đều đặn và sinh hoạt bình thường thì không có vấn đề gì phải lo lắng. Hiện tượng này sẽ chấm dứt sau khoảng 60 – 90 ngày. Bởi do cặn sữa bị tích tụ hoặc khi trẻ không quen với một số chất có trong đó.

 Một nguyên nhân khác cũng khiến cho trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt đen là do bé sơ sinh bị lạnh bụng, mẹ ăn món lạ hoặc do bé bị cảm mệt, đặc biệt là sau khi chích ngừa. Trường hợp này nếu bé đi ngoài quá 3 lần/ ngày, liên tục kéo dài, kèm sốt cao, mặt bé tái nhợt thì bố mẹ phải đưa bé đi khám ngay.

Phân trẻ sơ sinh như thế nào là có sức khỏe tốt?

 Việc theo dõi hình dáng, màu sắc phân trẻ khi đi ngoài như thế nào, phân có hiện tượng gì lạ không là điều quan trọng để cha mẹ biết về tình trạng sức khỏe, bệnh tật hay sự phát triển của bé.

Mẹ cần theo dõi thật kỹ phân của bé để phát hiện những bất thường

 Khi trẻ sơ sinh mới ra đời trong 1  2 ngày đầu sẽ có phân su với màu xanh đen, sền sệt và dính. Đây là “sản phẩm” của bé tạo nên từ nước ối, chất nhầy và những gì bé tiêu hóa từ khi còn trong bụng mẹ. Khi chào đời được một thời gian, phân của trẻ bú mẹ và trẻ bú sữa công thức sẽ lại khác nhau.

Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn

 Sữa non hay sữa đầu của người mẹ sẽ giúp bé nhuận tràng, đẩy phân su nhanh chóng ra khỏi người bé. Khoảng 3 ngày sau, “output” của bé sẽ bắt đầu có sự thay đổi dần dần.

 Chúng chuyển sang màu sáng hơn, từ xanh nâu sang màu vàng, có mùi hơi ngọt. Kết cấu phân hơi hỏng, đôi khi còn có lợn cợn hoặc vón cục. Bú sữa mẹ cũng là một trong những lý do khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt xanh.

 Ở vài tuần đầu tiên sau sinh, trẻ thường đi đại tiện ngay khi đang bú hoặc sau đó. Tiếp đó thì hệ tiêu hóa của bé sơ sinh sẽ thiết lập chu kỳ, chỉ đi đại tiện vài ngày 1 lần hoặc 1 tuần 1 lần. Miễn là phân của bé mềm và dễ ra thì bố mẹ cũng không cần lo lắng.

Trẻ sơ sinh bú sữa công thức thì sao?

Khi trẻ sơ sinh bú sữa công thức thì phân của trẻ sẽ nhiều hơn là những bé bú sữa mẹ. Phân có màu vàng nhạt hoặc nâu vàng, có thể sẽ nặng mùi giống như phân của người lớn hơn.

Trẻ sơ sinh chuyển từ bú mẹ sang bú sữa công thức

Khi đang bú mẹ hoàn toàn mà lại chuyển sang uống sữa công thức thì phân của bé sơ sinh sẽ sẫm màu và giống như bột hồ, nặng mùi hơn.

Trẻ sơ sinh bắt đầu ăn dặm

Giai đoạn này phân của bé sơ sinh sẽ có sự thay đổi vô cùng lớn. Màu phân lúc này sẽ phụ thuộc khá nhiều vào các loại thực phẩm mà mẹ cho bé yêu ăn. Ví dụ bé ăn cà rốt thì chất thải ra sẽ có màu cam sáng. Nếu ăn rau ngót thì trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt màu xanh. Khi bé tập ăn nhiều món ăn dặm khác nhau thì phân của bé cũng sẽ đặc hơn, sẫm màu và bốc mùi hơn.

Bé sơ sinh bú sữa công thức và bé bắt đầu ăn dặm thì phân sẽ có mùi nặng hơn

Những dấu hiệu bất thường ở phân của trẻ sơ sinh mẹ cần lưu ý

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, mẹ nên theo dõi tình trạng phân của bé, nếu thấy các hiện tượng sau đây thì mẹ cần phải đưa bé cưng đi khám bác sĩ ngay:

  •  Phân có màu xanh, lỏng, đại tiện thường xuyên hơn và nhiều hơn bình thường cho thấy rất có thể bé đang bị tiêu chảy.
  •  Khó khăn khi đi đại tiện, trẻ phải rặn đỏ mặt tía tai, phân có dạng khô và nhỏ, cứng do trẻ đang bị táo bón.
  •  Phân của bé sơ sinh có mùi chua, nhiều bọt do lượng đường trong sữa còn dư hoặc lượng tinh bột không tiêu hóa hết được sẽ gây kích ứng dạ dày.
  •  Phân của trẻ có màu rất nhạt có thể là dấu hiệu của căn bệnh vàng da sinh lý hoặc trẻ gặp vấn đề về gan.
  •  Ngoài ra, trẻ sơ sinh có thể đi ngoài ra hạt màu trắng, có chất nhầy, đi phân sống nếu như hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề khác như: ốm sốt, dị ứng các loại sữa công thức, nhiễm khuẩn,... Nếu trẻ quấy khóc, bỏ bú, sụt cân thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay.
  •  Khi thấy trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu, việc đầu tiên mà cha mẹ cần làm đó là phân loại các nguyên nhân và kiểm tra thật kỹ lưỡng tình trạng của trẻ. Nếu trẻ vẫn ăn ngủ, chơi bình thường, không quấy khóc thì cần theo dõi thêm. Nếu tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu kéo dài, hoặc trẻ quấy khóc một cách bất thường thì tốt nhất nên đưa trẻ đi khám ngay.

Những bài thuốc dân gian chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh cực hay

Dưới đây là 3 cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh theo dân gian mà bố mẹ có thể chủ động áp dụng tại nhà để trị tiêu chảy cho bé:

  •  Nước gạo rang  cà rốt: Khi bé yêu bị tiêu chảy liên tục không dứt, mẹ có thể lấy một nhúm gạo và 1 củ cà rốt thái nhỏ, đem rang lên rồi nấu nước, sau đó thêm chút muối hạt vào cho bé uống hàng ngày thay nước cũng có tác dụng cầm tiêu chảy cho bé rất nhanh.
  •  Gạo lứt rang: Mẹ đi mua gạo lứt, lựa hạt gạo nào xấu ra, không vo mà hãy đem đi rang cho vàng, khi thấy có mùi thơm thì tắt lửa rồi cho vào lọ để cho bé dùng dần.
  •  Chuối tiêu xanh: Mẹ  hãy gọt mỏng lớp vỏ xanh bên ngoài của quả chuối, để lại lớp vỏ xanh bên trong (hoặc có thể tước vỏ cũng được), đem xay nhuyễn trộn với cháo rồi đem đi nấu chín. Cho bé ăn cháo đó trong khoảng 3 ngày sẽ thấy tình trạng tiêu chảy của trẻ được giảm bớt.

Có nhiều cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh theo dân gian hiệu quả

 Ngoài những cách làm trên đây, khi bé sơ sinh bị đi ngoài, mẹ cũng nên tăng cường cho con bú sữa mẹ nhằm giúp con yêu tăng cường sức đề kháng, sức khỏe sớm phục hồi. Mẹ cần bổ sung thêm những thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa của bé, tránh những thực phẩm có thể khiến cho tình trạng tiêu chảy của bé thêm kéo dài. 

Chế độ ăn uống của mẹ khi bé sơ sinh bị đi ngoài

 Chế độ ăn uống của mẹ trong thời gian bé sơ sinh bị tiêu chảy cũng cần được hết sức chú ý. Mẹ nên tuân theo chế độ ăn hợp lý, bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất và đảm bảo an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, mẹ cũng cần những món ăn ít đạm, ít chất béo, dung hòa tốt để cơ thể bé dễ tiêu hóa. Chất xơ tốt cho tiêu hóa có trong thực phẩm hàng ngày sẽ giúp cho phân của bé đặc hơn. 

 Đặc biệt, mẹ nên ăn chuối để cung cấp cho bé nhiều kali, rất tốt để thay thế cho chất điện giải đang bị thiếu hụt khi bé bị tiêu chảy. Ngoài ra, các mẹ sau cũng nên bổ sung vào trong thực đơn hằng ngày của mình nước trà hoa cúc và các loại sữa chua giàu probiotic.

 Ngoài ra, mẹ cần chủ động phòng ngừa bệnh tiêu chảy cho bé bằng cách: đảm bảo bé được dùng nguồn nước sạch, chế độ ăn dặm cho bé hợp vệ sinh. Chú ý thường xuyên dọn dẹp và làm vệ sinh phòng ốc, rửa sạch đồ chơi hoặc những vật dụng khác của bé. 

 Chủ động phòng ngừa căn bệnh tiêu chảy do virut Rota gây ra bằng cách cho trẻ uống vắcxin Rota Virus. Có như vậy, mẹ sẽ thành công hơn trong việc đẩy lùi tiêu chảy cho bé, để giúp bé sớm khỏe mạnh và chóng lớn.

Kết luận

Như vậy, đến đây mẹ đã biết được rằng, việc trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt không phải là một hiện tượng gì quá nguy hiểm hay đáng lo ngại. Chỉ cần bé yêu có thể ăn ngủ tốt, không quấy khóc, tăng cân đều đặn, phân của bé không có hiện tượng gì bất thường, khác  lạ thì mẹ có thể hoàn toàn yên tâm rồi nhé.

Xem thêm:

Trẻ Sơ Sinh Đi Ngoài Có Bọt Và Nhầy, Mẹ Phải Làm Sao?

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents