Trẻ Sơ Sinh Bị Tiêu Chảy- Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Giúp Bé Nhanh Khỏe?

31 thg 12 2019 12:36

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy khiến bé đi ị quá nhiều lần trong một ngày. Trẻ bị mất nước nhiều có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Vậy, nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trên. Cùng Zcare tìm hiểu lý do để điều trị hiệu quả các mẹ nhé.

Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy?

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, nhưng những nguyên nhân chính có thể kể đến là:

 Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn: Bé sơ sinh bị tiêu chảy phần lớn là do bé bị nhiễm rotavirus. Đây chính là loại virus chính gây nên tình trạng tiêu chảy cấp, chúng có thể lây lan qua mặt bàn, mặt ghế, đồ chơi, những nơi mà bé sơ sinh có thể chạm vào,… Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đe dọa cả tính mạng của bé.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn

 Trẻ sơ sinh bú mẹ bị tiêu chảy do dị ứng với sữa mẹ: Phần lớn các bé sơ sinh bị tiêu chảy có thể là do bị dị ứng với với một vài thành phần không tương thích có trong sữa mẹ do chế độ ăn uống sau sinh của mẹ chưa phù hợp. 

Do đó, khi bé sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ nên rà soát, điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình, nên loại bỏ ngay các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cho trẻ như: thức ăn đường phố, các món ăn đã cũ đem hâm nóng lại, đậu phộng, hải sản, sữa, đậu nành, những món đặc sản nhưng không rõ nguồn gốc, các món ăn nhiều gia vị cay nóng, thức uống có gas,…

 Việc thay đổi chế độ ăn đột ngột khiến trẻ bị tiêu chảy: Nếu bé đang bú sữa mẹ hoàn toàn mà mẹ lại đổi ngột chuyển sang uống sữa công thức cũng có thể khiến cho bé sơ sinh bị tiêu chảy. Ngoài ra, khi mới bắt đầu ăn dặm, bé sơ sinh cũng dễ bị tiêu chảy do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, yếu ớt và vô cùng nhạy cảm nên bé chưa quen được với những thực phẩm mới.

 Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt do bé bị rối loạn tiêu hóa, ruột không thể hấp thu được các dưỡng chất.

Tiêu chảy là một căn bệnh nguy hiểm vì có thể làm cho cơ thể bé sơ sinh mất nhiều nước và chất điện giải. Bé sơ sinh có thể bị mất nước rất nhanh trong khoảng từ 1  2 ngày sau khi bé đã bắt đầu tiêu chảy. Trường hợp bé bị tiêu chảy nặng và bị mất nước nghiêm trọng, bố mẹ cần cho bé nhập viện ngay lập tức để được can thiệp kịp thời.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Trước tiên mẹ cần biết khi nào bé đi ngoài bình thường và khi nào bất thường. Bởi vì trẻ sơ sinh không giống như người lớn, không phải lúc nào bé đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày là mẹ vội quy kết rằng đã bị tiêu chảy đâu mẹ nhé! Chẳng hạn, các bé dưới 3 tháng tuổi vẫn đi ngoài từ 2 đến 5 lần mỗi ngày. Đối với các bé trên 6 tháng việc đi ngoài 12 lần mỗi ngày là hoàn toàn bình thường.

Thức ăn chính của bé sơ sinh là sữa mẹ nên trẻ sẽ đi ngoài thường xuyên hơn sau mỗi lần bú và phân thường rất mềm, lỏng, không nặng mùi. Ngoài ra, phân của trẻ cũng sẽ thay đổi khác tùy thuộc vào những gì mẹ đã ăn. Nếu trẻ dùng sữa ngoài thì phân sẽ đặc hơn và nặng mùi hơn so với trẻ bú mẹ.

Trong những ngày đầu sau khi sinh, phân trẻ sơ sinh được gọi là phân su. Phân su có thể hơi khó chùi nhưng sự xuất hiện của nó là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của bé hoạt động bình thường.

Việc xác định chính xác các dấu hiệu bé sơ sinh bị tiêu chảy hay không đôi khi khiến mẹ gặp nhiều khó khăn. Để dễ dàng nhận biết sớm các biểu tiêu chảy mẹ hãy để ý:

  •  Đột nhiên bé đi ngoài nhiều hơn so với những ngày khác.
  •  Phân của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: phân lỏng hơn cho đến rất lỏng, loãng hoặc chỉ toàn nước và màu sắc thay đổi, mùi tanh hoặc nhợn hơn.
  •  Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nặng do nhiễm trùng đường tiêu hóa thì phân còn có thể lẫn cả máu. Kèm theo đó trẻ có biểu hiện khó chịu, hay quấy khóc, bú kém, có thể sốt hoặc không, nôn ói.
  • Tiêu chảy khiến cơ thể mất quá nhiều nước và khoáng chất gọi là chất điện giải. Điều đó dẫn đến mất nước . Em bé có thể bị mất nước rất nhanh  trong vòng một hoặc hai ngày sau khi tiêu chảy bắt đầu  và nó có thể rất nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh.

Gọi cho bác sĩ của bé nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu mất nước ở trẻ:

  •  Đi tiểu ít thường xuyên hơn (ít ướt tã hơn)
  •  Hay cáu kỉnh
  •  Khô miệng
  •  Không có nước mắt khi khóc
  •  Buồn ngủ bất thường hoặc chậm chạp
  •  Thóp lõm xuống
  •  Da không đàn hồi như bình thường (không hồi phục khi bạn nhẹ nhàng véo và thả ra)

Ngoài ra, hãy gọi bác sĩ nếu em bé của bạn bị tiêu chảy và dưới 6 tháng tuổi hoặc có các triệu chứng sau:

  •  Sốt từ 102 độ trở lên
  •  Đau bụng
  •  Có máu hoặc mủ trong phân của bé, hoặc phân có màu đen, trắng hoặc đỏ
  •  Chậm chạp
  •  Nôn

Cách khắc phục khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ bị tiêu chảy

 Với những trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé hấp thu được chính là từ sữa mẹ. Khi bé bị tiêu chảy thì hoạt động bú sữa mẹ sẽ giúp cho bé nhanh khỏi hơn do sữa mẹ có chứa đường Lactoza. Đây là yếu tố vẫn được con hấp thu rất tốt mặc dù bị tiêu chảy.

 Còn nếu mẹ sau sinh không có sữa hoặc ít sữa thì có thể cho trẻ ăn thêm sữa bò, sữa công thức mà trước đó bé vẫn ăn, nhưng cần nhớ là phải pha loãng hơn và cần cho trẻ sơ sinh ăn ít nhất là 3 giờ/ lần.

Trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở lên bị tiêu chảy ăn gì?

Trẻ trên 6 tháng tuổi thì ngoài việc bú sữa mẹ, bé còn có thể được bổ sung thêm dinh dưỡng bằng chế độ ăn dặm. Mẹ cần bổ sung cho bé sơ sinh những loại thực phẩm ăn dặm sau:

 Bổ sung thực phẩm ăn dặm dễ tiêu hoá như: thịt gà, thịt lợn nạc, bột gạo, khoai tây, sữa chua, cà rốt, chuối tiêu, sữa đậu nành, hồng xiêm,... Đồng thời cần bổ sung thêm chất béo để có thể tăng thêm năng lượng cho khẩu phần ăn mỗi ngày của bé.

 Cho bé sơ sinh ăn các loại thức ăn mềm, dễ dàng tiêu hoá như cháo, súp, các món được ninh, hầm nhừ, chẳng hạn như cơm nát.

 Nên cho trẻ ăn thêm các loại quả chín hoặc uống nước quả chín như: chuối, cam, xoài, lê, táo, hồng xiêm,... để tăng lượng kali. Món táo ninh nhừ hay táo nướng còn giúp trẻ sơ sinh dễ tiêu hoá hơn.

Bên cạnh đó, mẹ cần chú ý thêm, thức ăn của trẻ cần được nấu chín kỹ, cho trẻ ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh thực phẩm, giảm được nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ mỗi khi chế biến đồ ăn cho bé, đồng thời cần vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ cho trẻ ăn như: bát, đũa, xoong chảo, cốc, chén,… và cẩn thận hơn nữa thì mẹ có thể tráng qua bằng nước đun sôi trước mỗi bữa ăn.

Xem thêm: Trẻ Sơ Sinh Bị Tiêu Chảy Mẹ Nên Ăn Gì Để Bệnh Nhanh Khỏi

Các nhóm thực phẩm mẹ nên tránh để phòng tiêu chảy cho trẻ

Ông bà ta có câu: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, do đó, mẹ nên tìm hiểu và tránh các nhóm thực phẩm hay các tác nhân có khả năng gây bệnh cho con yêu như:

  •  Khi trẻ sơ sinh 5 ngày tuổi bị tiêu chảy, mẹ cần tránh nhóm thực phẩm dễ gây cho trẻ dị ứng. Đậu phộng, sữa, đậu nành, hải sản,… có thể là “thủ phạm” gây ra dị ứng cho con. Tốt nhất, trong suốt thời gian cho con bú, mẹ nên tạm “quên” các món hấp dẫn, hợp khẩu vị này.

Đậu phộng, sữa, đậu nành, hải sản,… có thể gây ra dị ứng cho con

  •  Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy và sốt, mẹ không nên ăn uống, sử dụng các chất kích thích. Các loại đồ ăn, thức uống có chứa các chất kích thích như: trà, cà phê, rượu bia, thuốc lá,…cũng góp phần ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
  •  Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ kiêng ăn gì  các đồ ăn cay, nóng. Các món ăn có vị cay, nóng, có nhiều gia vị, nhiều chất bảo quản,... cũng ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và thậm chí còn có hại cho hệ tiêu hóa của bé yêu. Để bé nhanh khỏi bệnh, mẹ sau sinh nên hạn chế các loại đồ ăn kể trên.
  •  Bé sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì? Mẹ hãy tránh xa các thức ăn không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh, các loại thực phẩm bị nhiễm độc như: thức ăn đường phố, các món ăn cũ hâm nóng lại, những món đặc sản không rõ nguồn gốc, thực phẩm đã hết hạn sử dụng,... vì chúng rất dễ trở thành môi trường cho vi khuẩn sinh sôi. 
  • Trẻ em bị tiêu chảy uống thuốc gì: Đối với tình trạng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sau khi uống Rota Virus (vắc xin phòng tiêu chảy) chỉ là tác dụng phụ của việc trẻ uống vắc xin nên sẽ tự khỏi. Nếu không tự khỏi được, mẹ có thể cho bé bị tiêu chảy uống Enterogermina theo chỉ định của bác sĩ.
  •  Tre so sinh bi tieu chay nen lam gi? Chỉ cần các mẹ chú ý một chút trong thói quen ăn uống, lối sống sinh hoạt hàng ngày là đã có thể phòng ngừa hiệu quả căn bệnh tiêu chảy cho bé yêu rồi nhé!

Kết luận

Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ cho bố mẹ biết được trẻ sơ sinh bị tiêu chảy do nguyên nhân nào, dấu hiệu ra sao và cách khắc phục hiện tượng trên. Ngoài chế độ dinh dưỡng cho bé, chính mẹ cũng nên có một lối sống lành mạnh, khoa học bằng cách tập thể thao đều đặn, giữ cho tinh thần thoải mái, thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý,… để giúp cho mẹ khỏe, con khỏe.

Xem thêm:

Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón Phải Làm Sao?

Nguồn tham khảo:

https://www.marrybaby.vn/nuoi-day-con/tre-so-sinh-bi-tieu-chay-me-nen-an-gi

https://www.webmd.com/parenting/baby/baby-diarrhea-causes-treatment

https://www.webmd.com/parenting/baby/baby-diarrhea-causes-treatment#1

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents