Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ - Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

03 thg 1 2020 10:14

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ là tình trạng da xuất hiện các nốt mụn nhỏ li ti màu đỏ hoặc sẩn phù như mề đay. Hầu hết, đó đều là những bệnh lành tính. Tuy nhiên, có một số bệnh về da kèm theo sốt lại rất nguy hiểm, các bạn nên cho bé đi khám để xác định bệnh và điều trị đúng cách nhé.

Tại sao trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ

Mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh là chuyện hết sức bình thường và hầu hết mọi trẻ đều ít nhiều phải đối mặt 1 đến vài lần trong những năm tháng đầu đời, do đó, cha mẹ không nên quá lo lắng, bất an. Việc quan trọng nhất là tìm ra căn nguyên khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ, từ đó, có những giải pháp trong việc xử lý và phòng ngừa nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh kịp thời, đúng lúc.

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ cần xác định nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ, trong đó có thể kể tới một số nguyên nhân dưới đây: Do trẻ bị dị ứng với thời tiết, dị ứng thực phẩm, trẻ vệ sinh kém, trẻ nóng sốt...

Trẻ sơ sinh có thể bị nổi mẩn đỏ khắp người, ở mặt, ở lưng, ở đầu, ở cổ, ở chân, ở mông, ở bụng, sau gáy, ở háng, ở chân tay.....Nếu là hiện tượng sinh lý bình thường thì những nốt mẩn đỏ này có thể lặn và biến mất sau một vài tuần mà không cần bất cứ can thiệp nào.

Khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ là lúc hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ giảm sút nên việc quan tâm, chăm sóc bé lúc này đóng vai trò rất quan trọng. Đặc biệt khi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh là hiện tượng bệnh lý (viêm da) kèm theo những biểu hiện bất thường như sốt, bỏ bú, li bì thì mẹ cần phải lập tức đưa con đến các cơ sở y tế.

Xem thêm: Nguyên Nhân Khiến Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Lưng, Ở Chân, Ở Mông

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ là bệnh gì?

Tùy biểu hiện của các nốt đỏ mà bạn có thể phán đoán đó là bệnh gì. Tuy nhiên, nếu không chắc chắn, bạn nên đưa bé tới bác sĩ để được khám và chẩn đoán đúng nhất. Dưới đây là một số bệnh trẻ có thể gặp phải:

  • Ban đỏ nhiễm độc

Nếu trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở mặt, toàn thân, tay, chân nhưng không bị ở trong lòng bàn tay, gan bàn chân thì có thể bé bị bệnh ban đỏ nhiễm độc. Bệnh này không gây nguy hiểm cho trẻ nên mẹ không cần quá lo lắng. Để biết bé có phải bị nổi mẩn do ban đỏ nhiễm độc hay không, mẹ hãy xem xét vết đỏ trên da của bé. Nếu nó có chứa mụn nước hoặc mụn mủ, kích thước từ 2-3 mm, không sốt thì có thể xác định được bệnh. Thông thường, bệnh này sẽ tự khỏi mà không cần sử dụng thuốc.

  • Rôm sảy

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp người rất có thể bé đang bị rôm sảy. Biểu hiện của bệnh là ngứa ngáy khó chịu, các nốt đỏ có kích thước nhỏ khoảng 1-2 mm, có nước bên trong. Bệnh thường khởi phát vào mùa hè hoặc khi bạn quấn nhiều chăn cho bé khiến trẻ bị nóng.

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ có thể là rôm sảy

  • Mụn trứng cá

Khi bị mụn trứng cá, trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở trán, ở má là chủ yếu. Các nốt đỏ này sẽ bị viêm, có mủ, sưng to. Nếu vệ sinh không tốt, mụn trứng cá sẽ tiến triển thành mụn nhọt rất đau.

  • Viêm da tiết bã 

Viêm da tiết bã cũng có thể khiến trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở đầu, ở mặt và ở cổ. Những vị trí da hay tiết ra những bã nhờn. Biểu hiện của bệnh là da sẽ bong tróc vảy nhỏ màu vàng, gây ngứa ngáy khó chịu. 

  • Dị ứng

Khi bị dị ứng trẻ sơ sinh sẽ bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cả cổ, đầu, thậm chí lan ra cả lưng, chân tay, mông....Biểu hiện của dị ứng là các nốt sẩn đỏ có kích thước nhỏ 1-2mm gần giống như rôm sảy, gây ngứa. 

  • Mụn sữa 

Mụn sữa là tình trạng mặt trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ sau đó lan ra các bộ phận khác trên cơ thể. Thông thường, loại mụn này sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. 

  • Hăm da

Nếu trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mông, háng, da căng bóng thì khả năng cao là bé bị hăm da. Một số trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ở cổ, nách, tay, chân. 

  • Chàm sữa

Nếu trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ, có mụn nước, kèm nứt nẻ thì có thể bé bị chàm sữa (lác sữa). Trẻ bị chàm sữa thường có những biểu hiện như biếng ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ, quấy khóc...Chàm sữa khiến mặt trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ, da bé khô, bong tróc và nứt gây đau.

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ do chàm sữa

  • Bệnh tổ đỉa

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ cũng có thể do bị tổ đỉa. Bệnh có biểu hiện là trẻ bị ngứa nổi mụn nước từng đám, có màu trắng đục, khi vỡ chuyển thành màu xàng, làn da đỏ ửng, trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ khắp người, ngứa, có thể nóng sốt. 

  • Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ có thể là bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi điều kiện vệ sinh cho bé không tốt. Triệu chứng là trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở tay, ở chân, ngứa, có nước màu trắng đục. Dần dần, ghẻ còn đào hầm ở nách, mông, đùi và các bộ phận khác trên cơ thể..

  • Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở bụng có thể là bệnh nổi mề đay

Khi bị nổi mẩn đỏ, kích thước khoảng 2-3 mm, thậm chí 1-2cm, ngứa và sần da, da bị sưng, phù nề thì có thể con bạn đã bị nổi mề đay. Mề đay có thể bị nổi ở bụng nhưng cũng có thể nổi toàn thân. Nốt mề đay thường có viền màu hồng, giữa màu trắng xanh, ấn nhẹ thấy căng tức. 

  • Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ có thể là bệnh chốc lở

Một số trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân tay, kèm theo sốt, nổi hạch, mệt mỏi có thể trẻ bị bệnh chốc lở. Bệnh này có 3 dạng là không có bọng nước, có bọng nước và chốc loét. Trong đó, thường trẻ bị chốc không có bọng nước sẽ có mụn nước hóa mủ, da có màu hồng, hơi ngứa hoặc không ngứa, có hoặc không có quầng đỏ bao quanh.

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ do chốc lở

  • Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ có thể là bệnh thủy đậu

Nếu trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên đầu, lông mày, trên mặt, lan dần xuống chân tay, thân người, mông, chân.. kèm dấu hiệu sốt  trên 39 độ, ngứa, hình thành mụn nước, đỏ ửng và to như hạt đậu, căng phồng như bị bỏng thì có thể khẳng định con bạn bị bệnh thủy đậu.

  • Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở mặt có thể do bị kê 

Mụn kê (Milia) hay còn gọi là mụn sữa là sự ứ đọng của hormone nhận từ mẹ, các chất bã, mồ hôi, bụi bẩn…trên da bé. Bệnh hay gặp ở vùng trán, mũi, gò má, một số có thể xuất hiện ở bắp tay. Nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở trẻ sơ sinh (40%). Mụn này hơi sưng đỏ như những hạt mụn nhỏ li ti, giống hạt kê, vừa mềm vừa trắng.

Xem thêm:

Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Mặt, Cổ, Đầu - Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

  • Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ có thể là nấm da

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ có thể là biểu hiện của bệnh nấm da. Những vị trí trẻ thường bị nấm da là da đầu. Những đốm nấm da có thể là đỏ, sần sùi, bợn trắng và gây ngứa cho trẻ rất nhiều đặc biệt khi trẻ tiếp xúc với ánh nắng và khi đổ mồ hôi nhiều. 

  • Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ sau khi sốt có thể phát ban

Da trẻ sơ sinh thường có những vết đỏ như muỗi đốt kèm đẩu mủ li ti trắng hoặc vàng trên da mặt. Các vết ban này xuất hiện sau khi bé bị sốt. Thông thường sẽ tự biến mất sau vài ngày. Mẹ cần tránh chà xát vùng da này.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ

Da trẻ sơ sinh rất mỏng manh - và hệ miễn dịch của em bé cũng vậy. Hóa chất, nước hoa, thuốc nhuộm và trong quần áo, chất tẩy rửa, và các sản phẩm em bé có thể gây sinh kích ứng da, khô, chafing, và phát ban. Tuy nhiên, có rất nhiều điều bạn có thể làm để bảo vệ em bé khỏi những vấn đề về da này .

Dưới đây là những điều mẹ cần lưu ý khi chăm sóc da cho trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ

  •  Hãy thay quần áo thường xuyên cho trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ, mặc đồ thoải mái, thoáng mát, tốt nhất là cotton.

Giữ cho trẻ sơ sinh luôn sạch sẽ là cách phòng bệnh tốt nhất

  •  Bổ sung nhiều nước, sữa và thực phẩm tươi mát (nước đỗ đen, cam chanh…) giúp trẻ tăng sức đề kháng.
  •  Sử dụng các loại sản phẩm tắm bé phù hợp với làn da của trẻ
  •  Không tắm và lau rửa trẻ quá kỹ vì da của trẻ rất mỏng nên dễ bị kích ứng. Không nên tắm quá thường xuyên, hơn ba lần mỗi tuần trong những năm đầu đời vì việc này có thể loại bỏ các loại dầu tự nhiên bảo vệ da bé, khiến da bé dễ bị tổn thương và khô. Nó cũng có thể làm nặng thêm bệnh chàm .
  •  Không nên nặn hay làm vỡ mụn ở vùng da bị mẩn đỏ bởi có thể gây nhiễm trùng.
  •  Đừng sử dụng các sản phẩm dành cho trẻ em có mùi thơm trong những tháng đầu. Điều này có thể gây kích ứng làn da mỏng manh của bé. Nếu da bé khô, chỉ sử dụng thuốc mỡ hoặc kem dưỡng da cho những vùng da khô.
  •  Không để trẻ gãi, cào cấu lên vùng có da bị mẩn đỏ, vì nó sẽ khiến da bị trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng hơn.
  •  Giặt quần áo của bé trước khi mặc. Chỉ sử dụng các chất tẩy rửa dành cho trẻ em không có mùi thơm và không có thuốc nhuộm. Giặt quần áo trẻ em, khăn trải giường và chăn riêng biệt với đồ giặt của gia đình.
  •  Nói với bác sĩ nhi khoa của bạn về việc sử dụng các loại kem bôi để điều trị bệnh chàm. 

Kết luận 

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ sẽ khiến mẹ dễ nhầm lẫn giữa các bệnh ngoài da của trẻ. Chính vì thế, mẹ cần nắm rõ những biểu hiện của bệnh để phân biệt cho chính xác. Quan trọng nhất vẫn là khâu chăm sóc da trẻ sạch sẽ và hạn chế trẻ tiếp xúc với các nguồn gây bệnh.

Xem thêm:

Trẻ Bị Nhiễm Giun Sán Có Nguy Hiểm Không? Xử Lý Thế Nào?

Nguồn tham khảo

https://www.webmd.com/parenting/baby/skin-care-tips#2

https://www.nhs.uk/conditions/rashes-babies-and-children/

https://vn.theasianparent.com/tre-bi-noi-man-do-tren-mat

https://www.thuocdantoc.org/tre-so-sinh-bi-noi-man-do-o-dau.html

 

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents