Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Mặt, Cổ, Đầu - Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

06 thg 1 2020 10:59

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt, cổ, đầu hầu hết đều không quá nguy hiểm nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Nguyên nhân có thể do chàm, mụn trứng cá...Tuy nhiên, nó cũng có thể nghiêm trọng hơn nếu kèm theo sốt, bỏ bú. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ phân biệt được một số bệnh về da mặt thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách chăm sóc da cho bé.

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt, cổ, đầu là bị làm sao?

  • Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt có thể là bị mụn sữa 

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là tình trạng rất dễ gặp ở các em bé mới sinh và trong khoảng 3 tuần đầu. Khi bị mụn sữa, trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt, cổ, tay chân, ở lưng, vài tuần đến nhiều nhất là 3 tháng sẽ tự biến mất mà bố mẹ không cần can thiệp gì. Nguyên nhân là do thay đổi môi trường sống và các tuyến bã nhờn trên da bé đang học cách bài tiết.

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt do mụn sữa

Khi trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt do mụn sữa, mẹ cần lau người cho bé sạch sẽ, thường xuyên, thay quần áo cho bé và không ủ bé quá nóng, chảy mồ hôi gây ngứa ngáy, khó chịu. Nếu sau 3 tháng mụn sữa của bé không mất hoặc mụn mọc to, có mủ, mẹ cần mang bé đi khám để không nhầm lẫn với bệnh viêm da.

  • Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt có thể là bị mụn trứng cá

Mụn trứng cá chiếm tỷ lệ khoảng 20% trẻ sơ sinh và thường khởi phát ở tuần thứ 3. Biểu hiện thương tổn là là các sẩn đỏ viêm và mụn mủ như mụn trứng cá, còn thương tổn dạng nang hiếm khi xảy ra. Khi bị mụn trứng cá, trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt, ở trán là chủ yếu. 

Nguyên nhân: được cho là do sự kích thích androgen của tuyến nhờn bởi các hormone mẹ. Bệnh này thường không cần điều trị vì tổn thương tự hết trong vòng 1-3 tháng. Tuy nhiên, các chế phẩm mụn trứng cá có thể được

Mụn nhọt ở trẻ rất dễ nhận biết cho mụn xuất hiện riêng lẻ từng cái và sưng to. Một số mụn có thể bị mủ. Với những trẻ bị mụn nhọt, mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để lau vùng da bị mụn. Sau đó tắm và vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ, thoáng mát. Có thể bôi thuốc tím để mụn nhanh khô và sát khuẩn. Mẹ không nên tự ý nặn mụn cho trẻ. Nếu mụn lên nhiều và có mủ, mẹ cần đưa trẻ đi khám, không tự ý mua thuốc bôi có thể gây nhiễm trùng. Sử dụng với nguy cơ tối thiểu trong các trường hợp nặng hoặc kéo dài.

  • Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt có thể là ban đỏ nhiễm độc

Đây là bệnh lành tính, tự giới hạn xuất hiện ở trẻ sơ sinh khoẻ mạnh. Tỷ lệ mắc bệnh thay đổi từ 40 đến 70 %, phổ biến nhất ở trẻ sinh ra và cân nặng dưới 2500 g. Các biểu hiện có thể thấy sau khi sinh nhưng thường xuất hiện vào ngày thứ hai hoặc thứ ba sau sinh, có trường hợp khởi phát sau 14 ngày.

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt do ban đỏ nhiễm độc

Biểu hiện của bệnh là trên da có những nốt sẩn đỏ 2-3 mm, chứa mụn nước, mụn mủ. Khi mất đi không để lại di chứng gì. Số lượng và vị trí tổn thương thay đổi tuỳ từng trường hợp. Triệu chứng toàn thân: không sốt, không có các triệu chứng về thần kinh. Vị trí thường gặp nhất là bé sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt, thân người, gốc chi; hiếm khi có tổn thương ở gan bàn tay, gan bàn chân, niêm mạc. Tổn thương tự thoái lui sau 5-14 ngày và không để lại dấu vết gì. Trẻ bị nổi mẩn đỏ trong trường hợp này là bệnh lành tính, tự giới hạn, không cần điều trị.

  • Bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt, ở cổ coi chừng bệnh thủy đậu

Các triệu chứng thủy đậu ở trẻ sơ sinh bao gồm: trẻ sốt cao, thân nhiệt từ 39 - 39.5 độ C, Phát ban đỏ, quấy khóc, khó chịu, ngứa toàn thân. Ban đầu, những nốt ban xuất hiện ở mặt, sau đó lan dần xuống bụng, tay chân rồi phát ra toàn cơ thể. Từ những nốt ban này sẽ hình thành mụn nước. Mẹ có thể phân biệt nốt thủy đậu với các bệnh khác như nốt sởi, sốt phát ban qua các dấu hiệu nhận biết sau:

Các nốt ửng đỏ hình hạt đậu nhỏ, rất ngứa. Nốt đỏ căng phồng lên như nốt bỏng, bên trong có dịch trắng màu đục. Sau 2 - 3 ngày, các nốt đậu chuyển đóng vảy. Khi các nốt đậu biến mất để lại trên da những đốm nhỏ.

  • Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt, ở cổ có thể là dị ứng

Trẻ sơ sinh hoàn toàn cũng có thể bị dị ứng và một trong các loại dị ứng phổ biến nhất, chính là dị ứng thời tiết. Tình trạng này xảy ra vào những thời điểm khí hậu đang có sự thay đổi (còn gọi là thời tiết chuyển mùa). Ngoài dị ứng thời tiết, con bạn cũng có thể bị dị ứng từ các yếu tố khác như phấn hoa, lông chó mèo, thuốc kháng sinh, khói thuốc lá, thực phẩm,…làm cho trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở mặt, ở cổ. Bé sẽ bị nổi trong khoang miệng trước và sau đó sẽ lan rộng ra toàn da mặt.

Nổi mẩn do dị ứng thường không có thuốc điều trị và phòng ngừa. Mẹ chỉ có thể hạn chế cho trẻ bằng cách tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Khi biết trẻ dị ứng với loại thức ăn nào đó, mẹ cần tránh cho bé ăn. Không cho trẻ chà xát lên vùng da dị ứng gây trầy xước. Bên cạnh đó, khi trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt do dị ứng, mẹ nên cho bé bổ sung vitamin qua thực phẩm ăn dặm hoặc qua chế độ ăn uống của mẹ khi cho con bú để tăng sức đề kháng cho bé.

  • Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở mặt có thể do bị kê 

Mụn kê ở trẻ nhỏ thông thường sẽ bắt đầu từ vùng má của bé trước. Vì đây là chỗ mà da bé hay bị nhiễm khuẩn nhất. Ở trên má thì do sữa mẹ dây ra, không vệ sinh sạch sẽ hoặc do bị dây sữa và áp và người mẹ nên trẻ thường nóng ở những vị trí như vậy. Những nốt mụn này có thể bị bao bọc bởi một vùng da hơi tấy đỏ. Nó sẽ càng đỏ tấy hơn khi cơ thể nóng lên hay khi da bị kích thích do tiếp xúc với sữa mẹ, nước bọt, cũng như các chất tẩy rửa.

  • Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở đầu có thể là bị viêm da tiết bã 

Khi bị Viêm da tiết bã, bé sẽ có các biểu hiện như trên nền hồng ban có hiện tượng bong tróc vảy nhỏ màu vàng, nhờn, giới hạn tương đối rõ gây ra biểu hiện ngứa gây ra cảm giác khó chịu cho bé. Khi bị viêm da tiết bã, trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở đầu, ở mặt và vùng thân trên cơ thể, vì vậy được gọi là bệnh viêm da tiết bã.

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt do viêm da tiết bã

Nguyên nhân là do nấm Malassezia spp gây ra phản ứng viêm. Để điều trị, các bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc bôi tùy theo diện tích, mức độ và có bội nhiễm kèm theo hay không.

  • Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở đầu có thể là bệnh chàm

Ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, khu vực tổn thương thường là ở phần má, cằm, trán, da đầu. Bệnh sẽ lan rộng đến những vùng da khác trên cơ thể nhưng không xuất hiện ở những vùng da được giữ ẩm. Lúc này, da sẽ bị nổi ban, mụn nước và có thể là nứt nẻ. Với trẻ trong giai đoạn dưới 1 tuổi đang tập bò, tập đi, tổn thương do chàm sẽ xuất hiện ở vùng da có nếp gấp, nơi dễ bị trầy xước. Vùng da bị bệnh có thể hình thành lớp vảy vàng dễ chảy máu…Trẻ khi mắc bệnh thường biếng ăn, quấy khóc do khó chịu trên da. Trường hợp nặng các tổn thương ngoài da khiến trẻ sốt nhẹ, mệt mỏi…

  • Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở đầu có thể do nấm da

Biểu hiện của nấm da ở trẻ em là những đốm trên da với những màu sắc bất thường so với những vùng da khác của cơ thể. Những đốm nấm da có thể là đỏ, sần sùi, bợn trắng và gây ngứa cho trẻ rất nhiều đặc biệt khi trẻ tiếp xúc với ánh nắng và khi đổ mồ hôi nhiều. Ngoài ra, trẻ còn có có thể bị rụng tóc nếu xuất hiện nấm trên da đầu. Bệnh được điều trị bằng bôi thuốc hay uống thuốc kháng nấm.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt, ở cổ, ở đầu 

Khi bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt, mẹ nên vệ sinh làn da cho bé sạch sẽ, tránh tiếp xúc với các chất bẩn ở môi trường để tránh kích ứng da cho trẻ. Tránh rửa quá nhiều hoặc chà xát lên vùng da bị nổi mẩn đỏ vì có thể gây kích ứng da hoặc làm da bị trầy xước, tổn thương

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt không nên cho trẻ gãi

Không được tự ý nặn nốt mẩn đỏ trên da cho bé vì rất dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng, mưng mủ, nguy hiểm cho làn da của trẻ.

Tuyệt đối không được tự ý mua kem không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc thuốc bôi thoa cho bé mà không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Không nên dùng sữa tắm có chất tạo bọt hoặc chất tẩy rửa mạnh khiến làn da của bé sơ sinh dễ bị kích ứng, nổi mẩn đỏ nhiều hơn. Chỉ sử dụng các loại sữa tắm dịu nhẹ, độ pH trung tính để vệ sinh cho bé vào sáng và tối, sau đó dùng khăn bông sạch thấm khô. Dùng khăn riêng sạch và mềm tắm cho trẻ để tránh gây tổn thương làn da.

Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi cho bé. Các mẹ cần phải chọn loại vải có thể thấm hút các loại mồ hôi, thoáng mát để tránh gây bí, khiến làn da nổi nhiều mẩn ngứa. Dùng chăn, đệm của bé bằng các chất liệu khô thoáng, thân thiện với da và không gây kích ứng

Kiểm soát, không cho bé gãi hoặc cào cấu, chà sát lên làn da, gây ửng đỏ, sưng tấy da. Điều này sẽ càng tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn xâm nhập, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da của trẻ.

Nếu cho con bú, cho bé uống nhiều sữa mẹ. Đồng thời, bạn nên xem xét hạn chế ăn các thực phẩm có thể khiến bé bị dị ứng như trứng, đậu nành, lạc, hải sản, đồ ăn cay, nóng. Lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp để tăng sức đề kháng, giúp bệnh nhanh chóng khỏi.

Kết luận

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt, ở cổ, ở đầu đôi khi chỉ là những bệnh lý thông thường nhưng nếu không xác định và chữa theo phương pháp đúng đắn, bệnh có thể nặng hơn và gây nguy hiểm tới sức khỏe của bé. Chính vì vậy, mẹ hãy cho bé đi khám da để có thể điều trị đúng cách nhé.

Xem thêm:

Nguyên Nhân Khiến Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Lưng, Ở Chân, Ở Mông

Nguồn tham khảo

https://www.thuocdantoc.org/be-so-sinh-bi-noi-man-do-o-mat.html

https://www.medicalnewstoday.com/articles/323172.php#takeaway

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents