Nguyên Nhân Khiến Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Lưng, Ở Chân, Ở Mông

06 thg 1 2020 11:04

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng, ở chân, ở mông có thể là những bệnh lý thông thường, không cần điều trị và sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, để nhanh chóng chữa khỏi bệnh, mẹ nên nắm được nguyên nhân của bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra giúp mẹ những bệnh về da mà trẻ thường bị trên cơ thể, nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ.

Tại sao trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng, ở chân, ở mông

  • Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở lưng do rôm sảy

Thời tiết ở vùng nhiệt đới rất dễ khiến da trẻ sơ sinh nổi rôm sảy. Thói quen sợ bé lạnh, sợ bé giật mình nên ủ bé quá chặt, quá nóng của bà và mẹ cũng khiến bé sễ lên rôm sảy ở lưng. Lúc này các tuyến hồ hôi của bé bị tắc khiến rôm sảy mọc lên. 

Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở lưng do rôm sảy

Thông thường, rôm sảy khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp người khiến bé ngứa ngáy khó chịu. Khi bé bị rôm sảy, mẹ nên thường xuyên lau người cho bé, để bé mặc quần áo thoáng mát và không quấn khăn. Đặc biệt, bố mẹ cũng cần tạo không khí phòng thông thoáng, bât quạt nhẹ để không khí lưu thông. Nếu cho bé bú, mẹ không nên ăn các loại thức ăn nóng như mít, nhãn, sầu riêng, vải… mà nên uống nhiều nước và ăn rau.

  • Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở lưng do mề đay

Một số vùng da của trẻ xuất hiện mẩn đỏ, sưng, phù nề khi cầm đồ lạnh hoặc uống đồ lạnh. Mề đay có thể xuất hiện ở một số vùng da hoặc nổi sẩn toàn thân. Kích thước mảng mề đay không đều, dao động từ vài mm đến vài cm. Trung tâm mảng mề đay có màu trắng xanh, bên ngoài có viền màu đỏ hồng, ấn nhẹ có dấu hiệu căng tức. Các mảng phù này có thể tự biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày nếu trẻ không cào gãi. Trẻ có dấu hiệu chán ăn, quấy khóc, khó ngủ. Khi bị mề đay, trẻ thường hay đưa tay cào gãi, nhất là khi cơ thể có mồ hôi. Các mảng mề đay bùng phát khi da trẻ tiếp xúc với khí lạnh khoảng nửa giờ.

  • Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân có thể là bệnh tổ đỉa

Tổ đỉa là bệnh về da ở trẻ em do tình trạng viêm nhiễm ở lớp thượng bì của da là cho trẻ bị ngứa toàn thân, đặc biệt là ở chân và gây sụt cân. Bệnh lý tổ đỉa thường do yếu tố di truyền, dị ứng thời tiết, thực phẩm hoặc do tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật... Biểu hiện ở bệnh tổ đỉa đó là trẻ bị ngứa nổi mụn nước từng đám ở chân, ở tay. Mụn có màu trắng đục, khó vỡ, khi xẹp đi thì chuyển thành màu vàng, thậm chí có thể làm cho trẻ bị ngứa toàn thân, làn da bị sưng đỏ, có thể có nóng và sốt. Bệnh cần được điều trị kịp thời tại những cơ sở y tế để tránh những nguy hiểm cho trẻ.

  • Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân tay có thể là bệnh ghẻ

Bệnh khởi đầu bằng triệu chứng chính là ngứa ở chân, tay. Ban ngày ngứa ít và ngứa rất dữ dội về đêm, khiến trẻ mất ngủ. Sau ngứa sẽ xuất hiện các mụn nước nằm rải rác hay còn gọi là bệnh ghẻ nước, có màu trắng đục. Ở vùng da non, cái ghẻ đào hầm dưới da, biểu hiện là một đường rất nhuyễn, cong khúc khuỷu, màu xám hoặc đen do màu của phân cái ghẻ tạo nên, kích thước khoảng vài milimet, hơi nổi cộm dưới da, nhìn kỹ có thể thấy bằng mắt thường. Vị trí cái ghẻ đào hầm thường ở nếp kẽ tay, mặt bên các ngón, mặt trước cẳng tay, cùi chỏ, nách, quầng vú, quanh rốn, bộ phận sinh dục, mông, đùi, háng.

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ chân do bị ghẻ

Bệnh ghẻ có thể bắt đầu biểu hiện trong khoảng 3 – 4 tuần sau khi lây bệnh và gây ra những tình trạng như: Khóc rất nhiều do cảm thấy khó chịu. Gót chân, giữa ngón tay và ngón chân, bên trong cổ tay hoặc khuỷu tay nổi mẩn đỏ lớn.

Để trị bệnh ghẻ cho trẻ sơ sinh, bạn có thể dùng nước muối, tinh dầu tràm trà, giấm trắng,...hoặc bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường, bac sĩ sẽ dùng spregal (pyrethrin) phun lên thân rồi để 12 giờ, không gây dị ứng, không độc nhưng kém hiệu quả hơn benzoate, dùng tốt cho trẻ sơ sinh. Ngoài thuốc đặc trị, cũng cần điều trị ngứa do ghẻ bằng thuốc bôi và uống antihistamine.

  • Trẻ em bị nổi mẩn đỏ ở chân có thể là bệnh chốc lở

Bệnh chốc lây ở trẻ thường hay xảy ra tại những vị trí như chân, tay, mặt hoặc có khi cả người. Người bệnh có thể sốt, mệt mỏi, nổi hạch; 

Đối với chốc không có bọng nước thì thường bắt đầu là một dát hồng trên da của trẻ, sau đó tiến triển thành mụn nước rồi trong bọng nước sẽ hóa mủ nhanh và mau chóng dập vỡ, tạo nên các vết xước đóng vảy tiết màu vàng mật ong. Tại vị trí thương tổn có thể bị ngứa nhẹ hoặc không, có hoặc không có quầng đỏ bao quanh;

Dạng chốc loét cũng có những dấu hiệu ban đầu giống như chốc không bọng nước nhưng sau đó lại tiến triển thành những vết loét hoại tử có lõm ở giữa, rất lâu lành và để lại sẹo.

Dạng chốc bọng nước thường có dấu hiệu ban đầu là những mụn nước nhỏ sau đó lớn dần thành bọng nước. Những bọng nước này thường dễ vỡ, nông và có dịch vàng trong, sẽ vỡ trong 1 đến 3 ngày, sau khi vỡ để lại viền da mỏng xung quanh, người bệnh sẽ cảm thấy rát đỏ ẩm ướt, khi lành không có sẹo.

  • Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mông có thể là bị hăm da

Nhiều bé có da dị ứng rất dễ bị hăm do thời tiết nóng và mặc quần áo nóng bí. Vị trí thường bị hăm nhất là ở mông, háng, nách, cổ, ngấn cổ tay, ngấn bẹn...Mẩn đỏ do hăm thường đỏ thành mảng và căng bóng. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, da vùng này dễ bị trầy và tạo mủ khiến bé ngứa, đau, quấy khóc.

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mông do hăm tã

Khi bé bị hăm, mẹ nên vệ sinh vùng da này sạch sẽ. Dùng kem chống hăm để bôi cho bé. Hạn chế cọ sát vùng da bị hăm. Mặc quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi cho trẻ. Nếu vùng hăm lớn và lên mủ, mẹ cần cho bé đi khám để được kê đơn các loại kem vôi và sữa tắm đặc trị.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng, chân, mông

Trẻ bị mẩn đỏ cần được chăm sóc đúng cách mới đảm bảo làn da được bảo vệ tốt nhất, hạn chế sự phát triển các nốt mẩn đỏ trên diện rộng. Đồng thời nhanh chóng giảm các triệu chứng khó chịu cho bé, tiến tới xóa bỏ các nốt mẩn đỏ. Dưới đây là cách chăm sóc khi trẻ xuất hiện các nốt mẩn đỏ ngay tại nhà hết sức đơn giản.

NÊN:

  •  Tắm cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm hoặc loại sữa tắm chuyên dụng dành cho trẻ. Nếu được nên đun nước lá tắm cho bé với các loại cây có tính mát như lá khế, mướp đắng, kinh giới,…Tuy nhiên sau khi tắm xong cần lau khô người cho trẻ và mặc quần áo thoáng mát, mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt.

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng, chân, mông nên cho trẻ mặc đồ cotton

  •  Thường xuyên thay quần áo cho bé. Mặc đồ rộng, thoáng và hạn chế các vải len, khăn len.
  •  Cho trẻ ngủ đủ giấc, đúng giờ để gia tăng sức đề kháng và sức khỏe cho bé.
  •  Tránh bé bị stress, mệt mỏi khiến các nốt mẩn đỏ ngày càng lan rộng và nghiêm trọng hơn.
  •  Nếu bé đang bú nên tăng cường số lần cho bé. Còn nếu trẻ lớn hơn nên bổ sung nhiều nước, sữa, những đồ uống mát như cam chanh, nước đỗ đen… nhằm giúp tăng sức đề kháng cho bé.
  •  Giữ nơi ở, vui chơi cho bé sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo đối lưu không khí tốt. Tránh để bé nằm nơi ẩm ướt, ngột ngạt hay quá nóng.

KHÔNG NÊN

  •  Không tự ý thoa thuốc cho bé, sử dụng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ.
  •  Không tắm quá lâu và quá kỹ cho bé khiến làn da trẻ dễ bị kích ứng.
  •  Không cho trẻ đưa tay lên gãi vì dễ làm da bị tổn thương, trầy xước, thậm chí làm vùng da bị viêm nhiễm. Từ đó khiến cho quá trình điều này khó khăn, phức tạp hơn.
  •  Tuyệt đối không dùng tay hay bất cứ dụng cụ gì để nặn mụn cho trẻ. Bởi điều này vô tình sẽ khiến làn da dễ bị viêm nhiễm, tạo mủ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, tấn công.

Kết luận

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng, ở mông, ở chân do hiện tượng sinh lý thì không có gì đáng lo ngại. Chỉ cần chăm sóc tốt, đúng cách thì các nốt mẩn đỏ này sẽ tự biến mất mà không cần can thiệp. Tuy nhiên, nổi mẩn kèm sốt, chán ăn, nổi mẩn kéo dài, ho, sưng hạch...thì mẹ nên đưa bé đến ngay bác sĩ nhé.

Xem thêm:

Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Mặt, Cổ, Đầu - Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Nguồn tham khảo

https://familyaz.net/nhung-noi-lo-ngai-va-cach-cham-soc-khi-tre-bi-man-nen-biet/

https://www.babycentre.co.uk/l1038755/childhood-rashes-skin-conditions-and-infections-photos





Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents