Trẻ Sơ Sinh Bị Cảm Cúm, Cảm Lạnh - Mẹ Nên Làm Gì Để Trẻ Nhanh Khỏi?

03 thg 1 2020 10:08

Thời tiết đang chuyển dần từ thu sang đông, không khí lạnh đột ngột khiến khiến cho trẻ sơ sinh bị cảm lạnh, ho, sổ mũi, thậm chí là sốt cao. Nhiều bố mẹ vẫn còn băn khoăn chưa rõ bé bị cảm cúm có biểu hiện như thế nào? Nguyên nhân do đâu? Cách điều trị và phòng ngừa bệnh ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ có cái nhìn tổng quan về căn bệnh thường gặp này.

Trẻ sơ sinh bị cảm có triệu chứng như thế nào?

 Khi trẻ sơ sinh bị cảm hay còn gọi là cảm lạnh thì những triệu chứng đầu tiên mà bố mẹ có thể phát hiện ra được, đó là bé bị sổ mũi, ho nhiều, ngứa họng, nghẹt mũi và hắt xì hơi. Sau đó, bé sơ sinh sẽ tiếp tục xuất hiện các triệu chứng cảm lạnh nặng hơn như sưng cổ họng, sốt nhẹ đến sốt cao, quấy khóc và bắt đầu lười bú.

Khi trẻ sơ sinh bị cảm sẽ bị sổ mũi, ho nhiều, nghẹt mũi và hắt xì hơi

 Ngoài ra, bố mẹ cũng sẽ thấy là nước mũi của trẻ sơ sinh bị cảm nghẹt mũi chuyển dần từ dạng lỏng sang dạng đặc quánh. Nước mũi có thể không trong suốt nữa mà xuất hiện màu vàng hoặc màu xanh lá cây.

 Đối với những trẻ sơ sinh bị cảm lạnh khi còn quá nhỏ (tầm dưới 3 tháng) thì bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị đúng cách. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên tích cực chăm sóc cho bé sơ sinh tại nhà khi con bị cảm lạnh để giúp cho bé nhanh khỏi hơn nhé.

Trẻ sơ sinh bị cảm có nguy hiểm không?

Các biến chứng của trẻ sơ sinh bị cảm sổ mũi tưởng chừng như đơn giản, nhưng không, mẹ đã nhầm. Cảm cúm, cảm lạnh ở trẻ nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra:

 Viêm nhiễm trùng tai (bệnh viêm tai giữa): Khoảng từ 5 - 15 % trường hợp cảm cúm thông thường ở trẻ em phát triển thành bệnh nhiễm trùng tai. Nhiễm trùng tai xảy ra khi các vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào phần không gian phía sau màng nhĩ của bé.

 Trẻ sơ sinh bị đờm khò khè khiến trẻ bị thở khò khè, ngay cả đối với những trẻ sơ sinh không có bệnh suyễn.

 Các bệnh nhiễm trùng thứ cấp khác: Bao gồm bệnh viêm họng do Streptococcus, bệnh viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản và viêm thanh quản. Các trường hợp nhiễm khuẩn nguy hiểm này cần được bác sĩ đánh giá và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Phân biệt trẻ sơ sinh cảm cúm khác với triệu chứng cảm lạnh

 Cảm cúm hay cúm (tiếng Anh là Influenza hay Flu, cúm mùa là “Seasonal influenza”) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính thường lây truyền qua đường hô hấp, được gây ra bởi virus cúm. Thường bệnh sẽ do 2 chủng virus cúm A và B gây ra.

 Cảm lạnh (hay còn được gọi là cảm lạnh thông thường) là một nhóm các triệu chứng được gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau, trong đó virus Rhinovirus chiếm phần lớn, riêng loại virus này lại có tới hơn 100 chủng nhỏ khác khác nhau.

 Các loại virus khác cũng thường gây cảm lạnh có thể kể đến, chẳng hạn như: Enterovirus, Coronavirus,… Do vậy, trẻ sơ sinh có thể bị cảm lạnh vào nhiều đợt trong suốt 1 năm. Ước tính 1 trẻ nhỏ dưới 6 tuổi khỏe mạnh thì 1 năm vẫn có thể bị cảm lạnh từ 6  8 lần.

Trẻ bị cảm cúm có nên tắm không?

 Dân gian thường đưa ra lời khuyên rằng khi bị cảm cúm hay cảm lạnh thì kể cả người lớn và trẻ nhỏ đều tuyệt đối không nên tắm gội. Bởi vì như vậy có thể khiến cho trẻ sơ sinh bị nhiễm lạnh, bệnh tình sẽ càng trở nên nặng hơn, khó chữa hơn, dẫn đến biến chứng và rất lâu khỏi. Nhưng theo các nhà khoa học, trẻ bị em cảm cúm vẫn nên tắm cho sạch sẽ, nhưng cần lưu ý tắm sao cho đúng cách. 

 Trường hợp trẻ sơ sinh bị cảm nghẹt mũi khi tắm sẽ khiến tình trạng bệnh càng nặng hơn đó là do bố mẹ cho trẻ tắm nước quá lạnh hoặc tắm trong phòng không được kín, có gió lạnh lùa vào hoặc là để cho trẻ ngâm mình trong nước quá lâu. 

 Nếu trẻ sơ sinh được tắm bằng nước ấm, tắm ở trong phòng kín thì không bị sao cả, thậm chí còn đem lại nhiều công dụng bất ngờ cho trẻ. Bởi nước ấm sẽ khiến trẻ sơ sinh sẽ cảm thấy thoải mái hơn, mồ hôi sẽ tiết ra nhiều hơn và cơ thể bé cũng được làm sạch hơn, từ đó cảm thấy thoải mái và nhanh khỏi bệnh hơn.

Trẻ bị cảm lạnh vẫn nên tắm rửa nhưng cần tắm đúng cách

 Theo các chuyên gia y tế, khi tắm cho trẻ sơ sinh bị cảm cúm, bố mẹ phải dùng nước ấm, không nên pha nước quá lạnh nhưng cũng không được pha quá nóng. Đây là điều bố mẹ cần hết sức chú ý khi tắm bé sơ sinh để đảm bảo cho làn da non yếu của trẻ. Bên cạnh đó, bố mẹ nên chọn địa điểm tắm cho trẻ là nơi phải kín gió, bởi khi cơ thể trẻ bị ướt sẽ càng dễ bị cảm lạnh hơn, nhất là khi gặp gió.

 Trước khi đưa trẻ vào tắm, bố mẹ nên cho chảy nước ấm hoặc bật máy sưởi 1 lúc ở trong phòng tắm trước khi trẻ tắm để cho nhiệt độ phòng được ấm áp hơn. Như vậy trẻ sơ sinh đang bị cảm sẽ cảm thấy dễ chịu hơn với nhiệt độ phòng được làm ấm vừa đủ.

 Bố mẹ cần tắm thật nhanh cho trẻ, chỉ tắm trong khoảng từ 5  10 phút. Không nên tắm rửa cho trẻ sơ sinh quá lâu vì sẽ làm trẻ bị nhiễm lạnh, từ đó sẽ gây ra những hậu quả rất khó lường. Khi tắm xong, bố mẹ nên chuẩn bị 1 chiếc khăn tắm to quấn người và lau người cho trẻ thật khô.

 Sau khi tắm xong, không nên cho trẻ sơ sinh đi ra ngoài trời ngay sau đó (nếu trời đang lạnh). Hoặc, bố mẹ cần phải tắt điều hòa hay tắt quạt điện nếu trong phòng của bé đang mở những thiết bị đó. Hãy để cho trẻ trong không gian kín gió 1 lúc để cho cơ thể trẻ có thể ổn định được thân nhiệt. 

Trẻ sơ sinh bị cảm phải làm sao để điều trị?

 Cách điều trị chủ yếu khi trẻ bị cảm lạnh là làm giảm các triệu chứng do bệnh cảm lạnh gây ra như sốt, đau đầu, đau họng, ho. Cho nên, cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước ăn thức ăn dạng lỏng như súp, cháo gà,... và kiểm tra xem bé bị cảm có bị sốt cao không.

 Đối với triệu chứng đau họng, sốt và nhức đầu khi trẻ sơ sinh bị cảm: Bác sĩ có thể cân nhắc dùng các thuốc chứa acetaminophen cho trẻ em với liều lượng thấp. Khi bé bị nghẹt mũi trong cảm cúm, cha mẹ không nên dùng thuốc nhỏ hoặc xịt mũi kéo dài vì có thể gây viêm mạn tính của màng nhầy.

 Nếu bé bị ho do cảm lạnh kéo dài ít hơn 2  3 tuần (nếu ho dài hơn cần tìm hiểu nguyên nhân khác) thì cha mẹ có thể tham khảo một số loại siro giảm ho cho trẻ dưới sự tư vấn của bác sĩ.

Khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh, cần làm giảm các triệu chứng do bệnh gây ra

 Không được tự ý tăng liều thuốc cho con theo cân nặng vì cho rằng liều được chỉ định sẽ không phù hợp với con mình. Các chuyên gia sức khỏe cảnh báo. đây là việc làm hết sức nguy hiểm và bố mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ khi muốn có sự thay đổi về loại thuốc cũng như liều lượng thuốc.

 Các loại dầu dành cho trẻ sơ sinh bị cảm lạnh như: dầu khuynh diệp, tinh dầu bạc hà tuy không có công dụng trị cảm lạnh hiệu quả cho trẻ, nhưng lại giúp làm dịu đi những triệu chứng khó chịu gây ra bởi bệnh. Bố mẹ nên cân nhắc khi sử dụng.

 Để phòng ngừa bệnh cho trẻ, bố mẹ tăng cường vệ sinh cá nhân cho trẻ, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Khi đi ra ngoài về, mẹ nên tắm rửa sạch sẽ và thay quần áo trước khi bế hoặc cho trẻ bú để phòng ngừa vi khuẩn có hại có thể lây lan sang trẻ.

Không đưa trẻ đến những nơi đông người hoặc những nơi đang có dịch bệnh. Khi cần thiết phải ra ngoài thì bố mẹ nên đeo khẩu trang y tế để phòng bệnh cho trẻ và nhất là nên tránh xa những chỗ có người hút thuốc lá. 

Các bài thuốc dân gian chữa cảm lạnh ở trẻ sơ sinh

 Nước muối sinh lý: Khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh, bố mẹ hãy nhỏ vào mũi trẻ vài giọt nước muối sinh lý hoặc cho trẻ súc miệng bằng nước muối nhiều lần trong ngày để làm sạch mũi họng. Ngoài ra, đây cũng là cách giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế bội nhiễm cũng như biến chứng từ cảm chuyển sang viêm họng, viêm phế quản.

 Bài thuốc từ cây cúc tần: Để đạt kết quả cao nhất, các mẹ có thể tham khảo bài thuốc chữa cảm lạnh bằng lá cúc tần dưới đây: Rửa sạch 1 nắm lá cúc tần tươi, ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút. Cho vào nồi cùng 200ml nước sạch và đun sôi. Đun sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp. Chắt lấy nước cốt rồi cho trẻ uống khi còn ấm nóng.

 Dùng nghệ hấp quất và mật ong chữa cảm lạnh ở trẻ sơ sinh:

  •  Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nghệ, quất xanh và mật ong.
  •  Cách thực hiện: Nghệ cạo vỏ, rửa sạch rồi giã nhỏ. Quất rửa sạch rồi cắt đôi, để nguyên cả hột. Cho nghệ và quất vào bát, thêm 3 thìa cà phê mật ong, 1/2 chén nước lọc rồi cho vào nồi hấp cách thuỷ khoảng 15 phút là được.
  •  Cách sử dụng như sau: Uống 2 lần/ ngày vào trưa và tối, mỗi lần uống khoảng 2 - 3 thìa cà phê. Cho trẻ uống cho đến khi các triệu chứng cảm khỏi hẳn. Nên uống khi còn ấm và uống sau khi ăn. Nếu trẻ ăn được xác nghệ và quất thì tốt. Riêng đối với trẻ sơ sinh, mẹ có thể uống vào rồi cho con bú.

Khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh, hãy nhỏ vào mũi trẻ vài giọt nước muối sinh lý

Kết luận

Hiện nay, tuy chưa có thuốc phòng bệnh cảm cúm, cảm lạnh cho trẻ sơ sinh nhưng bố mẹ nhớ cho trẻ tiêm phòng các loại bệnh khác đầy đủ để con yêu có được hệ miễn dịch tốt nhất, từ đó sẽ phòng được cả bệnh cảm lạnh. Đặc biệt, bố mẹ cần thiết lập chế độ ăn uống hợp lý để trẻ tăng cường sức đề kháng.

Xem thêm:

Trẻ Biếng Ăn Phải Làm Sao Để Khắc Phục?

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents