Trẻ Bị Ngạt Mũi Khô – Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

26 thg 12 2019 15:00

Tình trạng trẻ bị ngạt mũi khô có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường là xuất phát từ các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, cũng có thể do sự sai lệch trong cấu trúc mũi xoang. Tình trạng ngạt mũi khô gây ra rất nhiều phiền toái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Vậy, cha mẹ nên làm gì nếu con mình bị ngạt mũi khô? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây!

Nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt mũi khô

 Tình trạng ngạt mũi thường đi kèm với triệu chứng phổ biến đó là chảy nước mũi. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp trẻ bị ngạt mũi khô thì sẽ không có dịch nhầy hay nước mũi chảy ra. 

 Lúc này, các chất dịch nhầy trong mũi của trẻ sẽ bị cô đặc lại và tắc nghẽn nên rất khó thoát ra ngoài, trẻ buộc phải thở bằng miệng. Chính điều này đã khiến cho việc xử lý và khắc phục bệnh trạng càng trở nên khó khăn hơn. Trẻ bị ngạt mũi khô có thể do một số nguyên nhân phổ biến như sau:

Trẻ bị ngạt mũi khô có thể do nhiều nguyên nhân

Trẻ bị ngạt mũi khô do cảm lạnh, cảm cúm

 Trẻ em là một trong những đối tượng có hệ miễn dịch còn rất yếu nên sẽ dễ bị các loại virus tấn công. Trong đó, cảm lạnh và cảm cúm là 2 bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên mà các bé rất dễ mắc phải.

 Đây cũng chính là một trong những “thủ phạm” gây ra tình trạng trẻ bị ngạt mũi khô. Đối với bệnh cảm lạnh, các triệu chứng từ đầu sẽ nhẹ, dần dần tăng nặng hơn khi trời bắt đầu chuyển lạnh. Còn với bệnh cảm cúm thì ngược lại, triệu chứng đã xuất hiện nặng nề ngay từ khi mới nhiễm bệnh.

 Ngoài tình trạng bị nghẹt mũi khô thì trẻ sơ sinh còn gặp các triệu chứng khác khi bị cảm như: đau đầu, sốt, ho, sổ mũi, hắt hơi,… Cả bệnh cảm lạnh lẫn cảm cúm đều không có thuốc để chữa trị đặc hiệu. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể thuyên giảm nhanh chóng nếu như trẻ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Trẻ bị ngạt mũi khô do dị ứng

 Trẻ bị ngạt mũi khô phần lớn bắt nguồn từ việc dị ứng thời tiết hay do các yếu tố dị nguyên gây nên. Khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, kích thích thì niêm mạc đường hô hấp của trẻ thường có xu hướng bị phù nề và tăng cường khả năng dẫn lưu dịch.

 Lúc này, trẻ sẽ gặp phải hàng loạt các triệu chứng khó chịu như: đỏ mắt, chảy nước mũi, ngạt mũi, liên tục hắt hơi,… Tình trạng ngạt mũi khô ở trẻ trong một số trường hợp có thể kèm theo hiện tượng ngứa ngáy nhưng lại không chảy nước mũi.

 Ngoài ra, việc dị ứng thời tiết còn khiến cho trẻ bị phát ban hay ngứa ngáy dữ dội trên da. Điều này sẽ khiến cho trẻ  trở nên quấy khóc, khó chịu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng giấc ngủ.

Trẻ bị ngạt mũi khô phần lớn bắt nguồn từ việc dị ứng thời tiết

Viêm xoang khiến trẻ bị ngạt mũi khô

 Tình trạng trẻ bị ngạt mũi khô cũng có thể xuất hiện do bệnh viêm xoang. Đây là 1 loại bệnh nhiễm trùng khá đặc trưng bởi tình trạng lớp mô lót tại các xoang của trẻ bị phản ứng viêm nhiễm tấn công. Nguyên nhân có thể là do các loại virus, vi khuẩn, nấm mốc hay dị ứng gây ra.

 Bệnh viêm xoang sẽ gây ra tình trạng ngưng trệ quá trình dẫn lưu dịch đi qua mũi, gây ra các triệu chứng như ngạt mũi, khó thở. Đôi khi, dịch nhầy còn bị tắc sâu trong các xoang mũi khiến cho trẻ bị nghẹt cứng, tắc mũi không thở được nhưng lại không thấy có nước mũi chảy ra.

Trẻ bị ngạt mũi do có dị vật trong mũi

 Đây là một trong những nguyên nhân vô cùng phổ biến khiến cho trẻ bị ngạt mũi khô nhưng các bậc phụ huynh lại không hề hay biết. Trong lúc chơi, trẻ có thể sẽ vô tình để cho các dị vật nhỏ bị lọt vào trong mũi.

 Nhiều trường hợp, trẻ bị mắc dị vật trong mũi còn gây ra tình trạng nghẹt đường thở, gây đau đớn, thậm chí còn khiến trẻ bị chảy máu mũi. Dị vật trong mũi ở trẻ em là một tình trạng cấp cứu cần được can thiệp y tế kịp thời để tránh những hệ lụy không mong muốn xảy ra.

Làm sao để khắc phục tình trạng trẻ bị ngạt mũi khô?

Đối với hiện tượng nghẹt mũi khô ở trẻ, áp dụng một số biện pháp chăm sóc trẻ ngay tại nhà có thể sẽ giúp khắc phục được một số triệu chứng. Bạn có thể tham khảo một số giải pháp dưới đây nếu trẻ bị ngạt mũi khô:

Xông hơi (dành cho trẻ trên 3 tuổi)

 Biện pháp xông hơi hoàn toàn có thể đáp ứng được đối với tình trạng nghẹt mũi khô ở những trẻ lớn, trên 3 tuổi. Cách này có thể giúp cho hơi nước len lỏi vào bên trong hốc mũi của trẻ. Từ đó, có thể làm loãng lớp dịch nhầy đã đặc lại, đồng thời, đẩy chúng ra bên ngoài được dễ dàng hơn.

 Để tránh hiện tượng nghẹt mũi khô gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ thì cha mẹ nên tiến hành xông hơi cho trẻ vào buổi tối. Có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu khuynh diệp, dầu tràm hay cho thêm vài lát gừng tươi vào trong nồi nước xông để đạt hiệu quả cao hơn.

 Làn da của trẻ nhỏ còn rất mỏng manh và nhạy cảm nên bố mẹ cần tránh không để nước xông quá cận mặt. Sau khi xông, bố mẹ nên dùng khăn ẩm hay tăm bông để giúp làm sạch phần dịch mũi còn ứ đọng ở sâu bên trong.

Bổ sung thêm nước trước khi đi ngủ

 Trong một số trường hợp, trẻ em có thể bị ngạt cứng mũi và buộc phải thở bằng miệng. Việc cho trẻ uống đủ nước sẽ giúp giữ cân bằng độ ẩm cho niêm mạc của mũi và họng, tránh bị khô hay gây kích ứng ở vùng họng.

Nên cho trẻ uống nước nhiều nếu bé đang bị ngạt mũi khô

 Bên cạnh đó, việc cho bé uống nhiều nước còn giúp hỗ trợ làm lỏng dịch mũi của trẻ đang bị khô đặc, từ đó giúp đẩy chúng ra ngoài được dễ dàng hơn. Ngoài ra, mẹ nên bổ sung thêm nước để hỗ trợ loại bỏ những vi khuẩn bên trong họng bé cũng như kích thích quá trình trao đổi chất cho cơ thể.

Massage mũi cho trẻ (dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên)

 Massage mũi cho trẻ cũng là một liệu pháp rất hiệu quả, mẹ có thể áp dụng khi trẻ đang bị ngạt mũi khô. Tuy nhiên cách này chỉ áp dụng cho những trẻ đủ 6 tuần tuổi trở lên. Nếu massage đúng cách sẽ giúp tăng cường khả năng dẫn lưu dịch nhầy ra ngoài, từ đó giúp cho trẻ giảm được ngạt mũi hiệu quả.

 Bạn có thể tiến hành massage mũi cho con yêu theo các bước như sau:

  • Dùng đầu ngón tay thực hiện xoa nhẹ nhàng ở 2 bên cánh mũi của trẻ trong khoảng từ 1 – 3 phút.
  • Sau đó, dùng tay xác định huyệt Ấn Đường (nằm ngay ở khoảng giữa 2 đầu chân mày) và xoay nhẹ tay lên huyệt này.
  • Tiếp tục sử dụng từ 2 – 3 ngón tay đặt nhẹ lên vùng má của bé rồi ấn nhẹ nhàng và tiếp tục xoa bóp trong khoảng 1 – 3 phút.
  • Cuối cùng, lấy 1 ít dầu khuynh diệp hoặc dầu tràm ra bàn tay và thoa vào vùng cổ cho trẻ.

 Lưu ý thêm, trước khi massage cho trẻ, bạn hãy nhớ cắt gọn móng tay để không làm cho làn da non nớt, mỏng manh của trẻ bị trầy xước hay tổn thương.

Giữ ẩm không khí giúp tránh cho trẻ bị ngạt mũi khô

 Không khí khô, lạnh cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng ngạt mũi khô ở trẻ em ngày càng nặng nề thêm. Chính vì thế, bạn nên chú ý điều chỉnh độ ẩm không khí ngay tại phòng ngủ để tránh làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ.

 Đồng thời, cha mẹ hãy hỗ trợ làm loãng dịch mũi để giúp cho đường thở được thông thoáng hơn bằng cách đặt một chiếc máy làm ẩm ngay tại phòng ngủ. Điều này là hoàn toàn cần thiết trong trường hợp mũi trẻ đang bị ngạt và kích ứng nghiêm trọng.

Hút dịch mũi cho trẻ

 Giải pháp hút dịch mũi phù hợp đối với tình trạng ngạt mũi cùng với việc chảy nước mũi nhiều. Tuy nhiên, nếu trẻ bị ngạt mũi khô thì bố mẹ vẫn có thể đáp ứng được cách này.

Có thể tiến hành hút dịch mũi để cho trẻ khỏi bị ngạt mũi 

 Đối với trường hợp trẻ đang bị ngạt mũi khô thì liệu pháp hút dịch mũi đặc biệt thích hợp khi trẻ vừa được xông hơi xong. Bởi việc xông hơi sẽ giúp cho dịch nhầy đặc ở trong mũi loãng ra. Chính vì vậy, việc kết hợp xông hơi với việc hút để giúp đẩy dịch ra ngoài sẽ cho kết quả tốt hơn.

Cho trẻ ăn súp gà (dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên)

 Các nghiên cứu khoa học cho thấy, súp gà thực sự đã làm giảm các triệu chứng cảm lạnh như tình trạng đau nhức, mệt mỏi toàn thân, nghẹt mũi và sốt. Ngoài ra, cho trẻ uống nước thịt luộc khi đang tập ăn dặm cũng có tác dụng tương tự.

 Bạn cũng nên bổ sung thêm những món ăn sau vào thực đơn của bé, ví dụ như nước ép táo, canh rau, súp hoặc trà hoa cúc và hãy nhớ là cần giữ ấm những loại thức uống này trước khi cho trẻ sử dụng, bạn nhé. 

Trẻ bị ngạt mũi khô - Khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Trong một số trường hợp dưới đây, việc đưa trẻ đi thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ là cần thiết:

  •  Các biện pháp chăm sóc trẻ tại nhà không đạt được hiệu quả.
  •  Trẻ bị nghẹt mũi khô kéo dài, trở đi trở lại thường xuyên sau khi đã khắc phục.
  •  Trẻ có các triệu chứng như: sốt cao, nhức mắt, đau đầu, đau họng, giảm thính giác,… đi kèm.

Kết luận

Tình trạng trẻ bị ngạt mũi khô mặc dù không phải là một căn bệnh nghiêm trọng nhưng các bậc cha mẹ chớ nên chủ quan. Bởi trẻ em là một đối tượng rất nhạy cảm, nếu như chăm sóc không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ sau này. Do đó, bố mẹ cần hết sức chú ý để sớm đưa trẻ đi bệnh viện thăm khám nếu cấp thiết.

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents