Trẻ Bị Chàm Sữa Kiêng Gì, Mẹ Kiêng Ăn Gì?

06 thg 1 2020 23:39

Theo thống kê, có tới 30% trẻ bị chàm sữa do thực phẩm. Nếu ăn uống một cách hợp lý thì sẽ giảm thiểu khả năng gây bệnh cũng như khiến bệnh nhanh khỏi hơn. Vậy, trẻ bị chàm sữa kiêng gì, bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì, các bạn hãy đọc tiếp bài viết dưới đây nhé.

Vì sao mẹ và bé cần kiêng một số thực phẩm khi trẻ bị chàm sữa?

Bệnh chàm sữa là tình trạng da bị viêm, còn được gọi là viêm da dị ứng. Nó có thể gây kích ứng da, nổi mụn nước và nổi mẩn ngứa dẫn đến các mảng da sần sùi. Bệnh chàm sữa thường gặp nhất ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ lớn và người lớn. Yếu tố di truyền và môi trường có thể đóng một vai tròn chủ yếu trong việc phát triển tình trạng bệnh. Tuy nhiên, nguyên nhân của nó không được hiểu rõ ràng. 

Trẻ bị chàm sữa với làn da đỏ dát

Nghiên cứu cho thấy, trẻ sơ sinh có thể ít mắc bệnh chàm sữa nếu mẹ chúng uống men vi sinh và tránh uống sữa bò khi mang thai. Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn trong ba tháng đầu đời cũng ít có khả năng mắc bệnh chàm sữa. Nhiều người bị bệnh chàm cũng được chẩn đoán dị ứng thực phẩm.

Tuy nhiên, mọi người đều khác nhau và khám phá nhu cầu thực phẩm cá nhân của bạn là rất quan trọng để giảm thiểu các vấn đề với dị ứng và bệnh chàm sữa. Không phải tất cả mọi người sẽ có vấn đề với các loại thực phẩm được liệt kê dưới đây, nhưng dị ứng thực phẩm phổ biến liên quan đến bệnh chàm bao gồm: sữa bò, trứng, các sản phẩm từ đậu nành, gluten, quả hạch, cá, động vật có vỏ.

Ăn một số thực phẩm nhất định dường như không gây ra bệnh chàm sữa, mặc dù nó có thể gây ra bùng phát nếu bạn đã mắc bệnh này hoặc những trẻ có cơ địa dị ứng. Khi vào hệ tiêu hóa, chúng sẽ được vận chuyển lên máu, kết hợp với một loại kháng thể nằm sẵn trên bề mặt tế bào bạch cầu, làm vỡ tế bào bạch cầu và phóng thích các hóa chất trung gian histamin và gây ra dị ứng. 

Với trẻ sơ sinh đang bú hoàn toàn sữa mẹ, sở dĩ thực phẩm mẹ ăn hàng ngày có thể gây ra chàm sữa hoặc khiến tình trạng chàm sữa ở trẻ trầm trọng hơn là bởi trẻ bị chàm sữa thường là những trẻ đang bú mẹ (từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi) nên khi mẹ ăn các thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao thì chúng sẽ truyền sang sữa mẹ và gây ra các phản ứng dị ứng ở trẻ.

Do đó, duy trì chế độ ăn uống thân thiện với bệnh chàm sữa là chìa khóa chữa bệnh nhanh chóng. Đặc biệt, người mẹ cho con bú cũng cần một chế độ ăn khoa học, lành mạnh để giúp bệnh được kiểm soát dễ dàng. Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm khiến bệnh bùng phát và những thực phẩm giúp giảm bớt bệnh chàm sữa.

Dấu hiệu trẻ bị chàm sữa dị ứng thức ăn 

Ở một vài trẻ bị chàm sữa do dị ứng với thức ăn, trẻ sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, gãi nhiều gây ra các tổn thương da, viêm tấy, nhiễm trùng. Tình trạng này nếu tiếp diễn sẽ ngày một trầm trọng. Các dấu hiệu rõ ràng bao gồm:

  • Mẩn đỏ, sưng tấy và triệu chứng khác

Đây là phản ứng xảy ra rất nhanh sau khi ăn một loại thực phẩm nào đó. Các triệu chứng bao gồm nổi mề đay, sưng tấy và mẩn đỏ. Phản ứng này xảy ra từ 5 phút đến 2 giờ sau khi sử dụng loại thực phẩm đó. Ngoài các triệu chứng về da, những triệu chứng khác như nôn mửa, đau dạ dày, thở khò khè, dị ứng mắt và nhảy mũi cũng có thể xảy ra.

Trẻ bị chàm sữa quấy khóc do đau

Dạng phản ứng nghiêm trọng nhất được gọi là sốc phản vệ. Hiện tượng này xảy ra rất nhanh, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp và gây bất tỉnh (dù rất hiếm khi xảy ra).

  • Nổi chàm, đau bụng, tiêu chảy

Hiện tượng này xuất hiện khi các triệu chứng xảy ra từ 6 đến 24 giờ sau khi ăn thực phẩm và có thể kéo dài nhiều giờ sau đó. Các triệu chứng thường gặp bao gồm ngứa và nổi chàm nhiều hơn và/hoặc bị đau bụng, tiêu chảy.

Trẻ bị chàm sữa kiêng gì? 

Như trên đã phân tích, có một số trẻ bị chàm sữa do dị ứng với thức ăn, vì thế, bố mẹ nên tìm hiểu trẻ bị chàm sữa kiêng ăn gì để loại những thực phẩm xấu ra khỏi danh sách khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ. Dưới đây là những loại thực phẩm có thể gây ra 90% những ca dị ứng: Sữa, Trứng, Đậu phộng, Các loại hạt, Lúa mì, Cá, Ốc, Đậu nành....

Trẻ bị chàm sữa kiêng gì  Nên kiêng sữa và các chế phẩm từ sữa: Trẻ trên 1 tuổi rất thích uống sữa bò, sữa chua, pho mát, kem… nhưng bạn nên kiêng cho bé vì đây là những chế phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao nhất. Đặc biệt sữa bò có đến hơn 20 chất có thể gây dị ứng. Nếu không muốn con khổ sở vì chàm sữa kéo dài mẹ nên loại ngay và luôn những thực phẩm bổ dưỡng nhưng nguy hiểm này nhé.

 Đậu nành: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, trẻ sơ sinh bị dị ứng với protein sữa bò cũng sẽ bị dị ứng với protein có trong đậu nành. Mặc dù rất lành tính và giúp cung cấp một lượng lớn estrogen thảo dược cho phụ nữ đang cho con bú nhưng đừng vì cái lợi này mà mẹ cố thưởng thức nhiều món ăn, đồ uống từ đậu nành (sữa đậu, đậu phụ, dầu thực vật) vì có thể khiến chàm sữa khó chữa và trầm trọng hơn.

 Trứng: Một quả trứng cỡ trung bình chứa khoảng 67 gram protein, thế nên mẹ bỉm cần hạn chế ăn trứng (cả lòng trắng lẫn lòng đỏ) khi con bị bệnh chàm sữa vì thành phần protein có trong trứng có thể gây nên cơ chế phản ứng khiến hệ miễn dịch giải phóng histamin và truyền tín hiệu dị ứng qua những biểu hiện ngoài da. Không chỉ nên tạm ngừng ăn trứng gà, ngay cả trứng vịt, trứng chim cút, trứng ngỗng và trứng vịt lộn mẹ cũng phải “nhịn mồng, nhịn miệng”.

 Lạc (đậu phộng): Dị ứng lạc hay đậu phộng là hiện tượng thường gặp ở tất cả các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, thế nên để đảm bảo an toàn cho con mẹ cũng nên “cạch mặt” món ăn từ lạc nhé.

Trẻ bị chàm sữa nên kiêng sữa và các chế phẩm từ sữa

 Bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì  kiêng đồ tanh: Các thực phẩm này có khả năng kích thích phản ứng miễn dịch cao, dễ gây ra dị ứng. Nếu mẹ ăn các thực phẩm trên, chất trong chúng sẽ được đi vào sữa mẹ, từ đó đi vào con và gây kích hoạt chuỗi dị ứng, mặc dù mẹ chẳng xi nhê gì. Chất có khả năng gây dị ứng trong các thực phẩm này là các phân tử protein kích thước nhỏ, vốn là một đặc tính đặc trưng của các sản phẩm có chất tanh. Khi ăn vào, chúng dễ vào sữa mẹ, gây ra dị ứng ngay cả với một người bình thường, chưa kể tới các cá nhân nhạy cảm như những người cơ địa dị ứng và nhóm trẻ bị chàm sữa. Vậy nên dù thích mẹ cũng tạm nên ngừng ăn.

 Bé bị chàm sữa mẹ không nên ăn gì  Nội tạng động vật: Có hàm lượng chất béo bão hòa và lượng cholesterol cao nên dễ làm tăng mỡ máu và gây ra các bệnh tim mạch ở các bà mẹ bỉm sữa. Việc sử dụng nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, xuất xứ cũng sẽ gây ra các phản ứng miễn dịch của cơ thể, từ đó phóng thích ra các hóa chất trung gian histamin và gây ra dị ứng ở trẻ. Bởi vậy, các mẹ cũng nên dè chừng các món ăn từ nội tạng động vật khi con bị chàm sữa nhé. 

 Trẻ bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì  Thịt bò: Là thực phẩm có chứa hàm lượng đạm cao nên rất dễ gây dị ứng ở trẻ. Chất đạm khi ăn vào sẽ được tiêu hóa thành acid amin trước khi hấp thu vào máu. Tuy acid amin không gây dị ứng, nhưng nếu quá trình tiêu hóa không triệt để, chất hấp thu không phải là acid amin mà là các chuỗi peptid. Và các chuỗi peptid này chính là tác nhân gây dị ứng ở trẻ.

 Trẻ bị chàm sữa kiêng ăn gì  Các thức ăn giàu chất béo: thức ăn giàu chất béo là các thức ăn có nhiều ipid, hiểu nôm na là có nhiều mỡ, dầu và cholesterol. 

 Trẻ sơ sinh bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì  Các thức ăn giàu chất cay, tê: Những thực phẩm này dễ gây ngứa, kích thích tiết mồ hôi điển hình nên các đám chàm sữa trên mặt bé sẽ sẩn mạnh hơn. 

Những cách khác để giúp ngăn ngừa chàm sữa do dị ứng thực phẩm

Nhiều chuyên gia y tế hiện nay nghĩ rằng có hai bước cha mẹ có thể thực hiện để giúp ngăn ngừa bệnh chàm sữa do dị ứng thực phẩm.

  • Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm
  • Nếu con bạn được 6 tháng tuổi, nên cho trẻ tập ăn dặm để làm quen với các loại thực phẩm đa dạng. Đặc biệt, với các loại thực phẩm dễ gây dị ứng vừa kể trên, nên cho ăn khoảng 1 lần/tuần. Việc cho bé ăn những thực phẩm này thường xuyên có thể nâng cao hệ thống miễn dịch dung nạp thực phẩm thay vì dị ứng với chúng.

Bộ Y tế Canada khuyến nghị nên cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi, những em bé bị chàm sữa cũng nên cho bé ăn thức ăn đặc từ thời điểm tương tự.

Bạn có thể cho bé ăn cá không xương, trứng, đậu phộng, các loại hạt và hạt vừng với khối lượng phù hợp với độ tuổi. Khi em bé của bạn đã sẵn sàng ăn bằng tay, bạn có thể cho những thực phẩm này phết lên bánh mì nướng nhỏ để bé ăn.  

Kể từ năm 2008, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ không còn khuyến nghị trì hoãn việc giới thiệu các loại thực phẩm như cá, trứng và thực phẩm có chứa protein đậu phộng ngoài 4 đến 6 tháng tuổi cho trẻ có nguy cơ dị ứng.

Vào năm 2000, người ta đã nghĩ rằng việc trì hoãn việc đưa các loại thực phẩm mới vào chế độ ăn của trẻ sẽ làm giảm nguy cơ dị ứng thực phẩm. Tuy nhiên, sự chậm trễ có thể làm tăng khả năng dị ứng cho những lần tiếp xúc đầu tiên muộn hơn. 

Một vài nghiên cứu gần đây cho thấy giới thiệu một số loại thực phẩm ngay cả trước 4 - 6 tháng tuổi có thể giúp ngăn ngừa dị ứng thực phẩm, nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn trước khi điều này có thể được khuyến nghị. Một ví dụ về một nghiên cứu hiện đang được thực hiện được gọi là Nghiên cứu LEAP. LEAP là viết tắt của "Tìm hiểu sớm về dị ứng đậu phộng". Để biết thêm thông tin truy cập: www.leapstudy.com

Trẻ bị chàm sữa không kiêng gì?

Bên cạnh việc quan tâm tới vấn đề trẻ bị chàm sữa kiêng gì, mẹ nên tìm hiểu thêm một số thực phẩm giúp cho bệnh không bùng phát. Dưới đây là một số thực phẩm mẹ nên cho bé ăn (đối với bé ăn dặm) và thực phẩm mẹ nên ăn khi con bị chàm sữa( đối với bé bú mẹ dưới 6 tháng tuổi).

Ăn nhiều rau xanh là cách tốt để giảm bùng phát chàm sữa ở trẻ bú mẹ

  •  Thịt lợn, thịt gà nạc, đậu đỗ là nhóm thực phẩm có hàm lượng đạm tropomyosin cao, ít gây dị ứng. 
  •  Cá béo: Ăn nhiều cá béo sẽ giúp tăng ARA, một axít béo omega 3 giúp chống lại dị ứng rất tốt. Hơn nữa, cá béo còn giúp duy trì cân bằng giữa chất béo omega 3 và chất béo omega 6 trong cơ thể, từ đó sẽ tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm các triệu chứng dị ứng.
  •  Tỏi: Chất chống oxy hóa trong tỏi giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và giảm nguy cơ dị ứng rất hiệu quả.
  •  Rau xanh: Các nghiên cứu cho thấy dầu rosmarinic được tìm thấy trong lá của các loại rau tươi có tác dụng chống viêm giúp làm dịu các triệu chứng dị ứng. 
  •  Thực phẩm giàu magie: có khả năng hoạt động như chất khoáng chống histamin 
  •  Trái cây giàu vitamin C có thể ngăn ngừa các tế bào viêm sản sinh ra histamin. Hơn nữa, trái cây giàu vitamin C còn giúp chữa viêm do các gốc tự do gây ra rất hiệu quả.

Kết luận

Mặc dù bệnh chàm sữa do dị ứng thực phẩm chỉ chiếm khoảng 10- 30% nhưng nó khá quan trọng trong việc giảm nguy cơ bùng phát bệnh ở trẻ. Chính vì thế, ngoài vấn đề chăm sóc da cho trẻ đúng cách, mẹ cũng cần biết tre bi cham sua kieng gì và bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì để bệnh của bé nhanh khỏi các mẹ nhé.

Xem thêm:

Bé Bị Chàm Sữa Bôi Thuốc Gì Đỡ Đau Rát Và Ngứa Ngáy

Nguồn tham khảo

https://hellobacsi.com/chuyen-de/benh-da-lieu/tre-benh-cham-kieng-an-gi/

https://suckhoedoisong.vn/neu-con-bi-cham-sua-me-cai-nhung-gi-n143218.html

http://bottamnhanhung.vn/me-nen-an-gi-va-kieng-gi-khi-be-bi-cham-sua

https://www.healthline.com/health/skin-disorders/eczema-diet

https://www.healthlinkbc.ca/healthy-eating/eczema-allergy-baby-children



Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents