Xây Dựng Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật 7-8-9 Tháng Hấp Dẫn Cho Bé

09 thg 12 2019 09:50

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 7-8-9 tháng tuổi là sự phối hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau sao cho phù hợp với từng dấu mốc phát triển của trẻ. Nhờ vậy, trẻ sẽ được ăn ngon, tiêu hóa tốt và hấp thu được đầy đủ các chất dinh dưỡng và vitamin. Cùng tìm hiểu về thực đơn ăn dặm kiểu nhật 7 tháng, 8 tháng, 9 tháng dưới đây để cho bé yêu của mẹ khỏe mạnh, lớn nhanh và thông minh nhé.

Tầm quan trọng của việc xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 

 Đầu tiên, có thể thấy rằng việc xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu nhật 7 tháng là việc chế biến thức ăn của mẹ không dùng máy xay mà dùng cối để giã và rây bằng tay để làm mịn thức ăn. Từ đó, giúp cho bé yêu dễ nuốt thức ăn và cảm nhận được đầy đủ màu sắc, hương vị, tính chất của các món ăn. Đồng thời, giúp cho các bà mẹ dễ dàng điều chỉnh được mức độ lỏng, đặc, độ thô của các món ăn theo từng thời kỳ phát triển của bé yêu.

 Trong quá trình bé đang tập ăn dặm, việc ăn chuyển từ lỏng đến đặc, từ mịn tới thô, từ lượng ít tới nhiều,… sẽ giúp bé dần tự học được các kỹ năng nhai, nuốt tốt hơn.

 Kích thích sự phát triển vị giác: Việc mẹ cho bé ăn lần lượt từng loại thức ăn sẽ giúp con nhận biết được mùi vị riêng biệt của từng loại thực phẩm, nhờ đó phát triển vị giác rất tốt.

Ăn dặm kiểu Nhật giúp kích thích sự phát triển vị giác của bé

 Hạn chế được tình trạng thừa cân, béo phì: Người Nhật tuyệt đối không dùng xương, thịt để nấu nước dùng khi chế biến thức ăn dặm cho bé mà sử dụng cá khô bào và rong biển, đây là những thực phẩm có hàm lượng canxi rất cao. Loại nước dùng này còn có tên gọi là dashi. Nhờ vậy, trẻ sẽ vô cùng khỏe mạnh và cũng không bị thừa cân hay béo phì.

Xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho từng tháng

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật dành cho bé 5 – 6 tháng tuổi

Đây là giai đoạn bé yêu đang tập ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 bữa/ ngày với các loại thức ăn lỏng, mịn. Mục đích là để giúp cho bé tập làm quen dần với thức ăn khác ngoài sữa mẹ, tập cho bé phản xạ nhai, nuốt thức ăn.

  •  Lượng sữa bé cần tiêu thụ trong 1 ngày: Đối với trẻ bú mẹ thì cho bé bú theo nhu cầu. Nếu trẻ uống sữa công thức thì cần uống 6 cữ/ ngày, mỗi cữ uống khoảng từ 90 – 120ml.
  •  Số bữa ăn/ ngày: 1 bữa/ ngày và mẹ nên cho bé ăn vào khoảng gần trưa (10 giờ). Lượng thức ăn cũng được tăng dần: cháo từ 5 – 30gr, rau củ quả từ 5 – 20gr, đạm từ 5 – 10gr.

 Lưu ý khi nấu cháo cho trẻ từ 5 – 6 tháng tuổi:

  •  Cháo trắng được nấu theo tỷ lệ 1:10 đối với gạo hoặc 1:4,5 đối với cơm. Lưu ý tỷ lệ tiêu chuẩn này là dùng cho nồi cơm điện có chế độ dùng để nấu cháo. Nếu mẹ nấu bằng nồi thông thường, thì phải tăng lượng nước lên sao cho phù hợp.
  •  Mẹ không nên nêm thêm muối vào thức ăn của bé, chỉ nên cho bé ăn các loại cá có thịt màu trắng như: cá diêu hồng, cá thu, cá lóc, cá rô, cá chẽm,… nhằm tránh bé bị dị ứng.

 Sau khi bé bắt đầu ăn dặm được khoảng 1 – 2 tuần, bữa ăn của bé bắt buộc phải có đầy đủ 3 nhóm thực phẩm chính, bao gồm: tinh bột (gạo, miến, nui, mì, bún), đạm (thịt, cá, lòng đỏ trứng, đậu…), chất xơ (rau xanh, củ, quả).

 Các loại rau củ trong giai đoạn này mà bé có thể ăn là: bông cải, bí đỏ, cà rốt, khoai tây, đậu Hà Lan, cải ngọt, khoai lang, cải bó xôi,… đem hấp/ luộc chín, giã nhuyễn và rây mịn. Giai đoạn này, mẹ lưu ý chỉ nên cho bé ăn các thức ăn như: đậu phụ trắng, thịt gà, lòng đỏ trứng gà (nhớ luộc chín kỹ), cá thịt màu trắng (cá lóc, cá điêu hồng, cá rô,...) để tránh dị ứng nhé.

Bữa ăn dặm của bé bắt buộc phải có đầy đủ 3 nhóm thực phẩm chính

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 7 – 8 tháng

Nhiều bé ở độ tuổi 7  8 tháng đã có thể nuốt thức ăn một cách thành thục, ăn được thức ăn thô nhiều hơn. Mẹ hãy nấu mềm thức ăn, nghiền sơ cho nát ra để bé có thể dễ dàng nhai được thức ăn bằng lưỡi và nướu.

  •  Lượng sữa đối với trẻ bú mẹ: Cho bé bú tùy theo nhu cầu. Còn đối với trẻ uống sữa công thức thì cần uống 4 cữ/ ngày (lượng sữa có thể pha tùy theo nhu cầu của bé).
  •  Số bữa ăn/ ngày của bé trong thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 7 tháng: 2 bữa/ ngày, vào buổi sáng  chiều, lượng thức ăn được tăng dần lên gồm có: cháo: 40 - 70gr, rau xanh: 25gr, chất đạm: 10  15gr.
  •  Lưu ý mẹ cần nhớ khi nấu cháo cho bé 7 - 8 tháng tuổi: Cháo trắng hãy nấu theo tỷ lệ: 1:7 đối với gạo hoặc 1:3 nếu nấu bằng cơm hoặc mẹ có thể cho bé ăn thêm bún, miến, mì,…

 Ngoài các loại rau củ giống như trong thực đơn cho bé 5 – 6 tháng ở trên, mẹ có thể thêm cải bó xôi, bắp cải, rau cải, cà chua, nấm, rau dền, mồng tơi,… thái nhuyễn. Trong thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 8 tháng, bé đã có thể ăn được các loại thịt nạc (heo, bò, gà), cá thịt đỏ (cá hồi), gan gà. Mẹ nên cho bé ăn từng ít một để thử phản ứng của bé, xem bé có dị ứng với loại thức ăn nào hay không.

 Đối với các loại củ quả, trái cây, mẹ nên cắt thành dạng thanh dài để tập cho bé tự cầm, tự cắn ăn. Việc này giúp bé dần dần biết cách tự điều chỉnh để cắn miếng trái cây như thế nào cho thích hợp để có thể nhai, nuốt được dễ dàng.

Cà rốt là một loại rau củ cực kỳ tốt cho bé ăn dặm thời kỳ này

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 9 – 11 tháng tuổi

Khi bé đã được 9 – 11 tháng tuổi, nhiều bé cũng đã bắt đầu biết nhai, biết dùng lưỡi để đè nát thức ăn. Mẹ có thể hầm nhừ một số loại rau củ, rồi đem thái nhỏ để bé có thể nhai, nuốt dễ dàng. Trong thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng kiểu Nhật, mẹ đã có thể nêm gia vị vào trong thức ăn cho con.

Lượng sữa đối với trẻ bú mẹ: Cho bé bú tùy theo nhu cầu. Còn những trẻ uống sữa công thức thì có thể uống 3 cữ sữa (khoảng 500 – 600ml) 1 ngày.

Lượng thức ăn bé cần: 3 bữa/ ngày (sáng, trưa, chiều), cụ thể mỗi bữa: cháo từ 40 – 70gr, đạm từ 15 – 20gr (nếu cho ăn đậu phụ thì cần từ 40 – 50gr), rau từ 25 – 30gr.

Lưu ý khi mẹ chế biến thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 9 tháng:

  •  Cháo đặc hãy nấu theo tỷ lệ: 1:5 nếu nấu bằng gạo hoặc 1:2 nếu nấu bằng cơm.
  •  Các loại rau củ, quả mẹ cần hấp hoặc luộc chín, thái thanh dài hoặc có thể nghiền để sơ cho bé tập nhai.
  •  Thịt heo, thịt bò, thịt gà, tôm,… cần hấp chín rồi xé sợi, giã nhỏ. Các loại cá hấp chín và dầm nát. Ngoài ra, mẹ cũng có thể nấu chung thịt hoặc cá cùng cháo của bé cho nhanh nhừ.
  •  Các loại trái cây thì mẹ nên thái thành thanh dài cỡ bằng ngón tay út để cho bé tự bốc hoặc cầm ăn. Riêng quả nho mẹ hãy bóc vỏ, bỏ hạt rồi chẻ đôi theo chiều dọc, tránh tình trạng bé bị hóc. Cam, quýt, bưởi,... mẹ cũng nên bóc vỏ, bỏ hạt rồi tách ra từng miếng nhỏ cho bé dễ ăn.

Nấu cháo theo tỷ lệ: 1:5 nếu nấu bằng gạo hoặc 1:2 nếu nấu bằng cơm

Lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu nhật 7 tháng cho bé

 Mẹ có thể dùng thìa súp để đong đo, định lượng lượng thức ăn dặm cho bé, 1 thìa cà phê sẽ tương đương với khoảng 5gr hoặc 5ml thực phẩm.

 Vì lượng thức ăn để dùng cho một lần ăn dặm của bé là tương đối ít. Do đó, mẹ hãy trữ đông nước dùng dashi, nước dùng hầm từ gà hay nước luộc rau củ cho bé bằng cách dùng khay đá có nắp đậy để trữ đông, khi cần đem ra dùng dần.

 Tỷ lệ gạo và nước nêu ở trên để nấu cháo là chuẩn đối với nồi cơm điện có chế độ nấu cháo. Nếu mẹ nấu bằng các loại nồi thông thường thì phải tăng lượng nước lên sao cho thích hợp. Hãy ngâm gạo từ 30 phút – 1 tiếng trước khi nấu để cháo nhanh mềm hơn.

 Cháo để nguội, mẹ hãy cho vào khay đá có nắp đậy rồi trữ đông để dùng dần. Do đó, mẹ hãy nấu cháo nhiều hơn số lượng cần dùng một chút để có thể trừ hao.

Gợi ý thực đơn cho trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm kiểu Nhật

 Tùy theo ý thích và sự phát triển của bé, mẹ hãy chọn thời điểm cho con ăn dặm sao cho thích hợp. Thông thường khi trẻ được khoảng 5 – 6 tháng tuổi, bé có thể ngồi thẳng được nếu có sự hỗ trợ thì đây chính là giai đoạn thích hợp để tập luyện cho bé yêu bắt đầu ăn dặm.

 Mẹ tuyệt đối không nên ép trẻ ăn theo ý mình, vì sự phát triển ở mỗi trẻ là khác nhau thì không có lý gì thời gian ăn dặm buộc phải giống nhau cả.

 Lưu ý thêm là cho con ăn dặm bằng thực đơn ăn dặm kiểu nhật 7 tháng không có nghĩa là mẹ bắt buộc phải dùng các thực phẩm giống như người Nhật. Để phù hợp với nguồn thực phẩm sẵn có ở địa phương, mẹ có thể sử dụng các loại rau củ phổ biến như: bắp cải, củ cải, bí đỏ, cải bó xôi, cà rốt, thịt gà,… để nấu nước súp ăn dặm cho bé. 

Kết luận

Trên đây là những gợi ý cho thực đơn ăn dặm kiểu nhật 7 tháng của bé thêm đa dạng và phong phú. Trong quá trình cho con thực hành ăn dặm, mẹ hãy chú ý đến tâm lý của bé yêu nhé. Hãy tạo cho trẻ một tâm lý thoải mái nhất, cho trẻ được chọn lựa món ăn mà con yêu thích. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tránh ép trẻ ăn nhiều khiến trẻ trở nên sợ hãi khi ăn. Nếu làm được như vậy, mẹ sẽ tạo được cho trẻ thói quen ăn uống tự lập về sau này.

Xem thêm:

Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Kết Hợp BLW Đơn Giản, Đủ Dinh Dưỡng Cho Bé

Gợi Ý Bảng Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật 4-5-6 Tháng Tuổi Cho Bé Yêu

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents