Thân Nhiệt Của Trẻ Sơ Sinh Như Thế Nào Là Bình Thường?

24 thg 12 2019 01:26

So với người lớn, thân nhiệt trẻ sơ sinh thường thấp hơn, do cơ chế tự điều hòa thân nhiệt của trẻ hoạt động còn tương đối kém. Mẹ cần lưu ý đến thân nhiệt bình thường của trẻ hàng ngày, tránh để bé bị tăng hoặc hạ thân nhiệt quá mức. Và đâu là thân nhiệt bình thường của trẻ? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Thân nhiệt của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

 Theo các chuyên gia, thân nhiệt trẻ sơ sinh bình thường luôn thấp hơn người lớn khoảng từ 11,5 độ C. Đặc biệt, trên mỗi bộ phận cơ thể khác nhau, thân nhiệt của bé cũng lại có sự chênh lệch từ 1  2 độ C. Sự thay đổi nhiệt của độ cơ thể trẻ cũng còn tùy thuộc vào thời tiết và thời gian đo nhiệt kế trong ngày.

 Nhiệt độ bình thường của các trẻ sơ sinh trung bình đạt khoảng 36,5 – 37,5 độ C. Nhiệt độ đo được ở vùng mông của trẻ thông thường vào khoảng 36,6 – 38 độ C. Trong khi đó, nhiệt độ đo ở vùng miệng lại thấp hơn, vào khoảng 35,5 – 37,5 độ C, nhiệt độ ở vùng nách là 34,7 – 37,3 độ C, và nhiệt độ đo ở 2 tai của trẻ thường cao hơn cả, vào khoảng 35,8 – 38 độ C.

Nhiệt độ đo ở 2 tai của trẻ thường cao hơn cả, vào khoảng 35,8 – 38 độ C

Lưu ý mẹ cần nhớ:

  • Khi đo thân nhiệt cho trẻ sơ sinh, mẹ không nên để cho bé mặc quần áo quá dày, tuyệt đối không vận động nhiều vì sẽ đo không chính xác được. Đồng thời mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ phòng ở mức trung bình.
  • Nhiệt độ cơ thể trẻ sơ sinh cũng phản ánh đúng nhất khi được mẹ tiến hành đo ở mông, nhất là đối với trẻ sơ sinh vào khoảng dưới 3 tháng tuổi.
  • Trẻ sơ sinh thường có ống tai khá hẹp nên việc đo nhiệt độ ở vùng tai có thể sẽ làm cho bé cảm thấy vô cùng khó chịu.
  • Đo nhiệt độ tại miệng của trẻ sơ sinh là việc không cần thiết, chỉ dành cho các bé đã lớn, từ 4  5 tuổi.

Thân nhiệt trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt?

 Vì cơ chế tự điều hòa thân nhiệt ở trẻ sơ sinh còn kém nên nhiệt độ cơ thể bé có thể bị tác động rất nhiều bởi các yếu tố như: sự thay đổi nhiệt độ của phòng ở, bé đang mặc quá nhiều quần áo, đi tất quá dày, do thời tiết bên ngoài,… Do đó, trẻ sơ sinh sẽ có thân nhiệt khoảng 37  37,2 độ C.

 Trẻ sơ sinh có thân nhiệt tăng lên khoảng 37,5  38 độ C thì được xem là sốt nhẹ. Nhiệt độ cơ thể bé tăng cao từ 39 trở lên thì được coi là sốt cao và khi trên 40 độ thì bé cần được chăm sóc y tế tại bệnh viện ngay lập tức.

 Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, nhiệt độ cơ thể ở mức trên 38 độ C thì phải được theo dõi và mẹ cần chăm sóc trẻ thường xuyên, tùy vào từng tình huống cụ thể, mẹ có thể đưa trẻ đi cấp cứu nếu cần. 

 Đặc biệt, đối với những trẻ sơ sinh dưới 28 ngày nếu có thân nhiệt ở mức trên 38,3 độ C thì bố mẹ cần phải đưa trẻ đi cấp cứu ngay. Một số trường hợp trẻ sơ sinh có thể xảy ra hiện tượng bị co giật liên tục khi nhiệt độ trên 38,9 độ C.

Nhiệt độ cơ thể bé tăng cao từ 39 trở lên thì được coi là sốt cao

Tình trạng hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh cũng rất nguy hiểm

Nguy hiểm không kém gì so với việc nhiệt độ cơ thể ngày càng tăng cao, hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh cũng có thể dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Thậm chí còn có thể gây tử vong ở trẻ sơ sinh nếu không được đưa đi cấp cứu kịp thời.

Dấu hiệu thông thường, dễ nhận biết của tình trạng hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh:

  •  Nhiệt độ cơ thể đột ngột giảm.
  •  Bàn tay, chân của trẻ bị lạnh, tím tái.
  •  Cứng cơ, cứng hàm.
  •  Huyết áp sụt giảm, trẻ có cảm giác choáng váng, đau đầu, chóng mặt.
  •  Rối loạn nhịp thở ở trẻ sơ sinh thường xảy ra khi thân nhiệt của trẻ bị giảm dưới 34 độ C, thậm chí lúc này bé có thể bị ngừng thở, rất nguy hiểm.
  •  Trường hợp nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh giảm dưới 28 độ có thể dẫn đến hôn mê sâu, đồng tử giãn, bé sẽ bị mất phản xạ với ánh sáng. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong.

Thân nhiệt của trẻ sơ sinh so với người lớn có gì khác không?

 Nhiệt độ trung bình trên cơ thể người lớn, trưởng thành là 37 độ C. Nó thường ổn định hơn so với thân nhiệt của trẻ sơ sinh.

Thân nhiệt của người lớn thường ổn định hơn so với trẻ sơ sinh

 Trẻ sơ sinh mới sinh ra thường có cơ chế điều nhiệt kém, do đó trẻ không thể tự điều chỉnh thân nhiệt của mình. Cho nên mức dao động nhiệt độ của trẻ trong một ngày thông thường sẽ cao hơn. Cũng do vậy mà thân nhiệt của trẻ sơ sinh đôi khi sẽ bị cao hơn hoặc thấp hơn so với thân nhiệt của người lớn. Nhưng thông thường, thân nhiệt của trẻ sơ sinh vẫn thấp hơn.

 Thân nhiệt trung bình hàng ngày của mỗi người là khác nhau và sẽ thay đổi theo từng thời điểm trong ngày. Các yếu tố ảnh hưởng đến thân nhiệt của một người như: tuổi tác, hoạt động, thức ăn, tình trạng bệnh tật,...

 Người già và phụ nữ thông thường có thân nhiệt tương đối thấp hơn. Nhưng đối với phụ nữ khi mang thai thì thân nhiệt lại tăng cao hơn. Mẹ cũng cần biết rằng thân nhiệt của con người thường cao nhất khi đo vào buổi chiều và chiều tối, nhưng sẽ thấp nhất là vào nửa đêm và vào sáng sớm.

Cách đo thân nhiệt cho trẻ sơ sinh

 Mỗi bộ phận trên cơ thể của con người sẽ có mức nhiệt độ khác nhau. Thông thường, mẹ sẽ sẽ đo nhiệt độ cho trẻ sơ sinh ở miệng, nách, hậu môn và vùng tai. Trẻ sơ sinh nên được kiểm tra nhiệt độ thường xuyên, ít nhất 3 lần/ ngày để đảm bảo không gặp phải các vấn đề về sức khỏe.

 Nhiệt độ ở nách và tai của trẻ thường thấp hơn so với nhiệt độ ở khoang miệng, nhiệt độ ở miệng thì lại thấp hơn so với hậu môn. Vậy, đo nhiệt độ cơ thể cho trẻ sơ sinh ở đâu là chính xác nhất? Tốt nhất, mẹ nên đo ở hậu môn. Nhiệt độ ở hậu môn của trẻ sơ sinh luôn phản ánh chính xác nhiệt độ của cơ thể trẻ và số liệu này cũng được coi như là thân nhiệt của toàn cơ thể.

 Lựa chọn nhiệt kế đo thân nhiệt cũng khá đơn giản, mẹ chỉ cần sử dụng nhiệt kế điện tử đa dụng hiện đang có bán sẵn trên thị trường. Trên nhiệt kế ghi đo ở đâu thì đo ở đó là được: Gồm có nhiệt kế đo ở hậu môn, đo ở miệng và đo ở nách. Đối với nhiệt kế đo tai thì chỉ đo ở tai, nhiệt kế đo trán thì chỉ dành để đo ở trán,...

 Cách đo nhiệt độ cơ thể cho trẻ sơ sinh như sau:

  •  Đo ở nách trẻ: đặt nhiệt kế dưới nách của bé, kẹp cánh tay bé lại, để trong vòng khoảng 5 phút.
  •  Đo ở hậu môn trẻ: lau sạch hậu môn trước, bôi 1 ít dầu ăn lên trên đầu nhiệt kế rồi nhẹ nhàng đưa vào hậu môn của bé trong khoảng 3cm, để yên trong vòng 3 phút.
  • Đo ở tai trẻ: để vị trí nhiệt kế đúng lỗ tai trẻ, chỉ cần giữ im trong khoảng 1 phút.

Lựa chọn nhiệt kế đo thân nhiệt cho trẻ sơ sinh cũng khá đơn giản

Thân nhiệt ở trẻ sơ sinh bất thường, xử lý thế nào?

 Không cần phải dùng nhiệt kế, thông qua xúc giác, chẳng hạn như ấp bàn tay lên trán hoặc lưng trẻ, mẹ có thể dễ dàng nhận biết được trẻ sơ sinh đang nóng hay lạnh. Khi nhiệt độ cơ thể của bé tăng cao, mẹ có thể nhìn thấy bé đổ mồ hôi nhiều hơn, môi trẻ sẽ khô và đỏ hơn. 

 Với những bé đang bị lạnh, chân và tay là 2 khu vực phản ánh rõ ràng nhất. Các chuyên gia y tế vẫn khuyến cáo các mẹ nên trữ ít nhất 1 chiếc nhiệt kế ở trong nhà để có thể kiểm tra nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh bất kỳ lúc nào một cách chính xác nhất.

Tùy theo nhiệt độ của cơ thể bé sơ sinh, mẹ sẽ có cách xử lý khác nhau:

  • Nếu nhiệt độ cơ thể trẻ xuống thấp hơn 36,5 độ C: Mẹ cần quấn thêm tã, đắp chăn ủ ấm cho bé để thân nhiệt của trẻ trở lại như bình thường. Nếu bé đang bị ướt, mẹ nên nhanh chóng thay tã lót, quần áo cho bé, đồng thời điều chỉnh nhiệt độ phòng sao cho ấm lên dần dần.
  •  Nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh cao hơn 37,5 độ C đồng nghĩa với việc bé yêu đang bị nóng. Khi đó, mẹ nên dùng khăn mát để lau người cho trẻ, đồng thời cho trẻ mặc các loại quần áo mỏng, khô, thoáng mát. Cho bé uống thật nhiều nước để thân nhiệt bé hạ nhanh, và chú ý kiểm tra nhiệt độ một cách thường xuyên cho trẻ nhé.
  •  Nếu trẻ sốt cao khi nhiệt độ tăng lên hơn 38 độ C. Lúc này, mẹ cần tìm cách hạ sốt ngay lập tức cho trẻ. Nếu bé vẫn không có dấu hiệu giảm thân nhiệt, mẹ nên nhanh chóng cùng bố đưa bé đến bệnh viện.
  •  Đặc biệt, mẹ không nên để trẻ sơ sinh nằm ở trong một căn phòng quá kín và quá nóng. Không nên mặc quá nhiều quần áo hoặc quấn tã quá chặt khi trẻ ngủ, nếu là mùa đông thì nên đắp thêm chăn thôi.
  •  Không bao giờ dùng thuốc aspirin để hạ nhiệt cho trẻ sơ sinh đang bị sốt. Không dùng thuốc giảm đau ibuprofen cho trẻ sơ sinh có độ tuổi dưới 6 tháng. Mẹ chỉ nên lau khô người cho bé sơ sinh mỗi khi bé bị đổ nhiều mồ hôi.
  •  Chỉ khi trẻ sơ sinh bị sốt trên 39 độ C thì mẹ mới được cho bé dùng thuốc hạ sốt và phải theo chỉ định của bác sĩ.

Kết luận

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trong bài viết hôm nay, bạn đã biết được  thân nhiệt trẻ sơ sinh thế nào là bình thường và thân nhiệt của trẻ có khác với người lớn hay không. Để giúp bé yêu sẽ luôn khỏe mạnh, bạn đừng quên dõi theo thân nhiệt và quá trình ăn ngủ hàng ngày của bé nhé.

Xem thêm:

“Nghìn Lẻ Một” Cách Tắm Cho Trẻ Sơ Sinh Mẹ Cần Biết!

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents