Khoảng Cách 2 Hốc Mắt Của Thai Nhi Thế Nào Là Bình Thường?

12 thg 12 2019 13:43

Trong khi đi siêu âm, có rất nhiều các chỉ số, số đo mà mẹ bầu cần chú ý, trong đó, khoảng cách 2 hốc mắt của thai nhi cũng là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng để mẹ bầu nhận biết con mình có bị hội chứng Down hay bất kỳ dị tật nào khác hay không. Vậy, mẹ có biết: khoảng cách 2 hốc mắt của thai nhi thế nào là bình thường? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Tầm quan trọng của chỉ số khoảng cách 2 hốc mắt của thai nhi

Như đã biết, khoảng cách 2 hốc mắt của thai nhi đóng vai trò rất quan trọng trong thai kỳ. Bác sỹ Cao Xuân Long – khoa C7 Bệnh viện TWQĐ 108 cho biết trường hợp: Thai phụ Đ.H.P., 24 tuổi, mang thai lần đầu tiên, đến siêu âm vào chiều tối ngày 7/9/2016 khi thai nhi được 12 tuần 2 ngày tuổi, nhưng lại phát hiện bé bị đa dị tật, cụ thể là:

 Không phân chia não trước (hội chứng Holoprosencephaly): không thấy phần vách trong suốt, đường giữa của não bị gián đoạn, sưng trán não thất bên của 2 bên thông nhau, đồi thị không có sự phân chia, 2 hốc mắt gần nhau (khoảng cách 2 hốc mắt của thai nhi chỉ có 7mm, trong khi giới hạn cuối của thai 12 tuần phải là 9mm), khe hở hàm ếch, xương sống mũi bị ngắn 1.9mm.

Hình ảnh siêu âm thai nhi 12 tuần tuổi

 Đồng thời, bàn tay của thai nhi còn bị vẹo 2 bên, thoát vị rốn. Bác sĩ nghi ngờ có dị tật lớn về tim thai, trong đó khả năng cao là bé bị bệnh lý ống nhĩ thất.

Trong khi đó, độ mờ da gáy vẫn nằm trong giới hạn bình thường là 1.6mm.

 Những trường hợp thai nhi bị đa dị tật nặng nề như trên, bác sĩ nên đưa ra chỉ định đình chỉ thai sớm mà không cần phải đợi kết quả sàng lọc hay chọc ối làm xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ. Vì điều đó chỉ càng làm kéo dài sự “đau đớn” của em bé và mẹ bầu cũng như gia đình. Nhưng các bác sĩ cũng rất cần phải lấy máu dây rốn của thai nhi để làm nhiễm sắc thể đồ nhằm xác định nguyên nhân chính xác (sau khi đã đình chỉ thai).

 Qua trường hợp như trên, một lần nữa bác sỹ Cao Xuân Long khẳng định:

  •  Siêu âm 4D – Siêu âm hình thái ở giai đoạn thai nhi 12  14 tuần là vô cùng quan trọng: nó không những cho phép bác sĩ đo đạc chính xác khoảng sáng sau gáy (một yếu tố thẩm định nguy cơ thai nhi có bị bất thường về nhiễm sắc thể hay không) mà còn cho phép đánh giá được các bất thường về hình thái của thai nhi như: dị tật về ống thần kinh (không phân chia phần não trước), dị tật về các cơ quan vận động (bàn tay vẹo sang 2 bên), dị tật về tim (khả năng thai bị bệnh ống nhĩ thất), dị tật về thành bụng (chứng thoát vị rốn),...
  •  Cần bỏ ngay quan niệm đơn thuần của một số mẹ bầu là: siêu âm thai nhi giai đoạn từ 12  14 tuần mục đích chính chỉ là để đo độ mờ da gáy (ở trường hợp thai nhi đã nói ở trên, mặc dù độ mờ da gáy vẫn trong giới hạn bình thường nhưng thai nhi vẫn bị mắc phải đa dị tật vô cùng nặng nề).

Đo khoảng cách 2 hốc mắt của thai nhi có phát hiện được bệnh Down không?

 Siêu âm thai nhi để phát hiện bệnh Down không phải là điều dễ dàng vì còn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của bác sĩ siêu âm và độ phân giải của máy siêu âm. Theo Bác sĩ Lê Thị Hồng Lam, chuyên gia về siêu âm ở Bệnh viện Saint Paul (Hà Nội): “Những bác sĩ mới vào nghề thường chưa đủ kinh nghiệm để có thể phát hiện được bệnh Down trên siêu âm. Cũng có thể họ chưa trang bị đủ lý thuyết về bệnh học”.

 Bác sĩ Lam chia sẻ như vậy sau khi một sản phụ 39 tuổi mới đây đã gửi đơn lên Thanh tra Sở Y tế TP. HCM để khiếu nại về việc Bệnh viện quận Bình Thạnh khi bà khám thai tại đây đã không phát hiện ra hội chứng Down ở thai nhi.

 Cần biết rằng, bình thường, con người có 46 nhiễm sắc thể (tức là 23 cặp), một nửa số này được thừa hưởng từ cha, nửa kia được thừa hưởng từ mẹ. Trẻ bị bệnh Down thường có tới 47 nhiễm sắc thể vì có thể có đến 3 chiếc nhiễm sắc thể thứ 21 (hiện tượng này gọi là nhiễm sắc thể tam đồng). 

 Chính chiếc nhiễm sắc thể dư thừa này đã phá vỡ sự phát triển bình thường cả về thể chất và trí tuệ thai nhi. “Phụ nữ từ tuổi 35 có nguy cơ sinh con mắc bệnh Down và tỷ lệ mắc càng cao đối với phụ nữ nhiều tuổi”, bác sĩ Lam đã có 12 năm kinh nghiệm về siêu âm một lần nữa khẳng định.

Siêu âm để phát hiện bệnh Down không phải là điều dễ dàng

 Bệnh Down thường gây ra nhiều biểu hiện bất thường cho thai nhi về hình thái và chức năng như: trương lực cơ thấp; sống mũi nhỏ, thấp; đôi tai quá nhỏ, dị thường và kém mềm mại; thai có nếp gấp ở trung tâm phía trong lòng bàn tay sâu và đơn độc; bé sẽ bị tăng động khớp ở khớp trên và dưới đốt giữa của ngón thứ năm (ngón út) bị cứng.

Hơn nữa, hiện tượng nếp quạt mi mắt (một dạng xếp da gấp thẳng đứng từ mi mắt trên bao phủ xuống góc mắt phía trong; đồng thời, khoảng cách giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai choãi ra quá rộng; lưỡi của trẻ quá to so với miệng nên rất khó ngậm được miệng lại.

 Chẩn đoán trước sinh, trong đó có việc đo khoảng cách 2 hốc mắt thai nhi sẽ giúp bác sĩ phát hiện và xử trí kịp thời những bất thường về mặt hình thái và những dị dạng mang tính di truyền của thai nhi. Vì vậy, việc quản lý thai kỳ tốt là một trong những yêu cầu bắt buộc của chẩn đoán trước sinh.

 Các bác sĩ cảnh báo, nếu những trường hợp này mà thai nhi không được phát hiện và xử lý kịp thời, bé sinh ra có thể sẽ tử vong hoặc bị chậm phát triển, gây khó khăn trong lao động và sinh hoạt hằng ngày.

Khoảng cách 2 hốc mắt thai 20 tuần là 9mm có sao không?

 Có trường hợp thai phụ trong tuần 12 kết quả siêu âm độ mờ da gáy của thai nhi là 1.2mm. Kết quả Triple test thai cho thấy nguy cơ thấp với các hội chứng Down. Đến tuần 20 thì kết quả siêu âm của thai phụ thay đổi như sau: 

  •  Đường kính lưỡng đỉnh: ~ 46mm;
  •  Đường kính chẩm trán: ~ 58mm;
  •  Chu vi vòng đầu: ~ 164mm;
  •  Khoảng cách 2 hốc mắt (BD): ~ 9mm;
  •  Sống mũi: ~ 6mm;
  •  Đường kính tiểu não: ~ 20mm;
  •  Kích thước hố sau: ~ 3mm;
  •  Kích thước não thất bên: ~ 5mm;
  •  Chu vi vòng bụng: ~ 139 mm;
  •  Chiều dài xương cánh tay HL: ~ 31mm
  •  Chiều dài xương đùi FL: ~ 31mm;
  •  Cân nặng: ~ 239gr;
  •  Dây rốn: 2 động mạch, 1 tĩnh mạch;
  •  Các bộ phận còn lại bình thường.

 Nhìn vào kết quả siêu âm trên thai nhi tuần 20 như trên, nhiều thai phụ sẽ băn khoăn không biết thai nhi có phát triển bình thường không? Đặc biệt là chỉ số khoảng cách 2 hốc mắt của thai nhi chỉ có 9mm, trong khi đó những thai phụ ở tuần tương tự đều có kích thước lên tới > 20mm, thì có đang lo không? Với chiều dài xương đùi = xương cánh tay ở tuần 20 là ~ 31mm thì em bé liệu có bị thấp còi hay không? 

Khoảng cách 2 hốc mắt thai 20 tuần là 9mm có sao không?

 Trả lời những thắc mắc trên của các chị em, Ths. Bs. Hà Tố Nguyên  Khoa Chẩn đoán hình ảnh  Bệnh viện Từ Dũ cho biết: Kết quả siêu âm về hình thái học của thai nhi như trên là bình thường. Khoảng cách 2 hốc mắt của thai nhi vẫn nằm trong giới hạn dưới của chuẩn số đo bình thường (tức là từ 9  12mm).

Xương đùi và xương cánh tay tuy hơi ngắn nhưng cũng vẫn nằm trong giới hạn bình thường nên các mẹ cũng không cần lo lắng.

Khi nào mẹ bầu nên đi đo khoảng cách 2 hốc mắt của thai nhi?

 Nếu muốn biết khoảng cách 2 hốc mắt của thai nhi thế nào là bình thường, tốt nhất mẹ bầu nên đi khám để xin lời khuyên từ phía các bác sĩ chuyên khoa. Bình thường, thời điểm mẹ bầu bắt đầu khám sàng lọc trước sinh là từ khi thai được 11  13 tuần, nhưng tốt nhất là đúng vào 12 tuần. Các thời điểm khám thai tiếp theo sẽ là mốc 20  22 tuần và 30  32 tuần.

 Đối với những thai nhi có nguy cơ bị bệnh Down, siêu âm để kiểm tra thai trong giai đoạn từ 1113 tuần, thường sẽ phát hiện được dấu hiệu từ độ mờ da gáy. 

 Một chứng bệnh nguy hiểm mà mẹ bầu cần tầm soát nữa là Hygroma Kystique (dị dạng bạch mạch dạng nang). Đây là triệu chứng khá đặc biệt trong một số thai nhi bị bất thường bộ nhiễm sắc thể, và cũng là một trong những bất thường thể hiện sớm nhất trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.

Mẹ bầu nên đi khám để xin lời khuyên từ phía các bác sĩ chuyên khoa

 Nếu kết quả quan sát trên màn hình siêu âm cho thấy là độ mờ da gáy dày, phồng lên từ vài mm, thậm chí là hàng chục mm thì bé sẽ có da đầu dày, da bụng của thai nhi cũng có thể dày. Khi siêu âm thấy được hình ảnh này, nhất thiết bác sĩ phải khuyên các sản phụ đến chuyên khoa sản sâu hơn để thăm khám, kiểm tra.

 Trường hợp tình trạng Hygroma Kystique lớn, thai nhi có thể gặp phải tình trạng hết nước ối, việc chẩn đoán lúc này có thể bị bỏ qua hoặc gây nhầm lẫn. Nếu sản phụ bỏ qua việc thăm khám siêu âm thai vào giai đoạn 11  13 tuần, thì những thời điểm sau, có thể quan sát thấy da các bộ phận khác dày hơn, thai nhi không có sống mũi, khoảng cách giữa hai hốc mắt xa nhau, dị tật tim và cả ở chân tay (còn gọi là đa dị tật).

 Đặc biệt, đối với căn bệnh này, lưỡi của thai nhi sẽ trở nên to, dày hơn nên miệng thai nhi sẽ luôn phải há ra. Nhìn chung, với tất cả các bất thường phát hiện được qua hình thức siêu âm, mẹ bầu cần phải tiến hành chọc ối làm nhiễm sắc đồ thai nhi mới chắc chắn được.

Kết luận

Có thể thấy, khoảng cách 2 hốc mắt của thai nhi là một trong những chỉ số cực kỳ quan trọng mà mẹ bầu cần lưu tâm khi đi khám thai. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần chú ý ăn uống khoa học, lành mạnh, nghỉ ngơi và vận động xen kẽ, tránh căng thẳng, stress kéo dài gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Xem thêm:

Kích Thước Túi Ối Nhỏ Hơn So Với Tuổi Thai Có Sao Không?

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents