Thai 37 Tuần Đường Kính Lưỡng Đỉnh Bao Nhiêu Là Bình Thường?

11 thg 12 2019 17:12

Thông qua các chỉ số đường kính lưỡng đỉnh thai 37 tuần tuổi, mẹ bầu sẽ nắm được tình hình phát triển cũng như sức khỏe của con. Để biết được những chỉ số BPD tuần 37 như thế nào là bình thường và cần lưu ý những gì trong giai đoạn này, hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 37

 Ở tuần thứ 37, thai nhi đã bắt đầu cho việc chuẩn bị chào đời, hệ thống các cơ quan của trẻ cũng đã bắt đầu hoàn thiện. Khoảng thời gian này, đường kính lưỡng đỉnh thai 37 tuần vào khoảng 90mm, cân nặng của bé ước đạt khoảng 3,1kg. 

 Bé 37 tuần sẽ có chiều dài từ đầu tới chân khoảng 48  49cm. Vòng bụng của thai phụ sẽ tăng kích thước cực kỳ nhanh chóng khiến cho mẹ bầu di chuyển một cách nặng nhọc, khó khăn.

Ở tuần thứ 37, thai nhi đã bắt đầu cho việc chuẩn bị chào đời

 Ở tuần 37, cơ quan não bộ của thai nhi cũng đã bắt đầu phát triển, truyền đi các tín hiệu thích ứng, tìm cách kết nối với các dây thần kinh chủ lực trên khắp cơ thể. Vì vậy, giai đoạn này bé còn có thêm một số kỹ năng cơ bản như: nắm bàn tay, hít vào, thở ra, mút ngón tay, mắt đã được hình thành, bé biết chớp mắt và phản ứng được với ánh sáng. Ngoài ra trong thời gian này, tóc và móng tay của con cũng bắt đầu mọc ra.

 Thông thường, bé yêu sẽ nằm cố định và đầu thì quay xuống dưới, chuẩn bị sẵn sàng cho việc chào đời trong những ngày tới. Trong trường hợp thai nhi 37 tuần vẫn chưa quay đầu, tùy vào tình hình thực tế của trẻ, bác sĩ có thể theo dõi thêm để đưa ra chỉ định đẻ thường hay đẻ mổ.

 Trong thời điểm này, lượng nước cần để tuần hoàn trong cơ thể mẹ bầu rất lớn, làm cho hình dạng tròng mắt mẹ cũng thay đổi. Điều này còn khiến cho nước mắt của mẹ không thể chảy để làm trơn bề mặt giác mạc như bình thường được nữa mà chảy xuống cổ. Do đó, mẹ bầu sẽ cảm thấy mắt mình bị khô hơn bình thường, khi đó mẹ cần phải dùng tới nước nhỏ mắt thì mới có thể làm dịu được tình trạng này.

Các chỉ số thai nhi tuần 37 mẹ cần biết

Hầu hết các chỉ số của thai nhi khi siêu âm đều được viết bằng tiếng Anh, những gì mẹ bầu nhìn thấy trên phim siêu âm hay các kết quả xét nghiệm là từ viết tắt của các chỉ số này. Một số chỉ số phổ biến nhất cần đo trong tuần 37 bao gồm:

 Đường kính lưỡng đỉnh: (Biparietal diameter): tức là đường kính của mặt cắt ngang hộp sọ của thai nhi, được ký hiệu là BPD. Thời điểm này, thông số BPD đo được ở các bé khỏe mạnh là từ 86  94mm, trung bình ở tuần 37 là 90mm. Nếu lớn hơn, mẹ bầu có thể phải sinh mổ.

 Chiều dài xương đùi (được ký hiệu là FL): thể hiện rõ nhất sự phát triển của thai nhi, từ đó xác định bé yêu có gặp phải các dị tật về xương khớp hay không. Ở những thai nhi khỏe mạnh, con số các bác sĩ đo được trong tuần 37 là vào khoảng từ 66  77mm, trung bình là 70mm.

 Chu vi vòng bụng (được ký hiệu là AC) có liên quan mật thiết đến chỉ số cân nặng của trẻ. Khi siêu âm thai nhi 37 tuần tuổi, con số đo được sẽ nằm trong khoảng từ 285  377mm, trung bình khoảng 331mm.

 Chu vi vòng đầu (được ký hiệu là HC) khoảng từ 314  352mm, trung bình là khoảng 333mm. Nếu kích thước vòng đầu của bé nhỏ hơn khoảng 30%, bé sẽ cần được theo dõi kỹ lưỡng hơn vì có thể bé bị mắc dị tật đầu nhỏ.

 Chỉ số GSD (Gestational Sac Diameter): Được đo trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, khi đó thai nhi chưa hình thành tất cả các cơ quan.

 Chỉ số EFW (estimated fetal weight): Khối lượng thai nhi ước đoán.

 Số đo CRL (Crown rump length):  Chiều dài đầu  mông. Vì trong nửa đầu của thai kỳ, bé thường cuộn người lại nên rất khó đo chính xác chiều dài đầu – chân. Đến những tuần cuối thì mới đo được chiều dài đầu – chân.

Ngoài những chỉ số vô cùng quan trọng kể trên, mẹ bầu cũng có thể tham khảo các chỉ số khác dưới đây:

  •  Chỉ số TTD (Transverse Trunk Diameter): Đường kính vòng bụng
  •  Chỉ số APTD (AnteriorPosterior Thigh Diamete): Đường kính trước và sau của bụng
  •  Chỉ số AFI (Amniotic fluid index): Chỉ số nước ối
  •  Chỉ số OFD (Occipital frontal diameter): Đường kính của xương chẩm
  •  Chỉ số BD: Khoảng cách giữa hai mắt
  •  Chỉ số CER: Đường kính tiểu não
  •  Chỉ số THD: Đường kính của ngực
  •  Chỉ số TAD: Đường kính của cơ hoành
  •  Chỉ số FTA: Thiết diện ngang thân của thai nhi
  •  Chỉ số HUM: Chiều dài của xương cánh tay
  •  Chỉ số Ulna: Chiều dài của xương khuỷu tay
  •  Chỉ số Tibia: Chiều dài của xương ống chân
  •  Chỉ số Radius: Chiều dài của xương quay
  •  Chỉ số Fibular: Chiều dài của xương mác

Đường kính lưỡng đỉnh thai 37 tuần bao nhiêu là bình thường?

 Như đã biết, đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi tính từ tuần thứ 13 – 40 của thai kỳ sẽ vào khoảng 88 – 100mm, trung bình vào khoảng 94mm. Như vậy ở tuần 37, đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi vào khoảng 90mm là đạt chuẩn. Nếu thai 37 tuần đường kính lưỡng đỉnh 92mm tức là cao hơn mức trên thì nhiều khả năng mẹ sẽ phải sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

 Tuy nhiên, ngoài chỉ số đường kính lưỡng đỉnh ra thì các bác sĩ sẽ kết hợp với các chỉ số thai nhi 38 tuần khác như chiều dài xương đùi, chu vi vòng bụng, chu vi vòng đầu,... để đưa ra đánh giá chính xác về mức độ phát triển của thai nhi, đặc biệt là sự phát triển của não bộ thai nhi một cách chính xác nhất. Do đó, mẹ không cần phải quá lo lắng nếu chẳng may chỉ số đường kính lưỡng đỉnh của thai tuần 37 bất thường.

 

Đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi vào tuần 37 là khoảng 90mm

Đường kính lưỡng đỉnh thai 37 tuần nhỏ có nguy hiểm không?

 Thông thường, chỉ số đường kính lưỡng đỉnh thai nhi trong giai đoạn tuần thứ 37 thường đạt trung bình từ 90  92mm, chiều dài xương đùi đạt khoảng 70  71 mm. Nếu chỉ số đường kính lưỡng đỉnh thai nhi dưới 90mm tức là nhỏ, mẹ bầu cần làm lại các xét nghiệm, siêu âm phù hợp để có biện pháp xử lý đúng đắn, kịp thời. 

 Tật đầu nhỏ là tình trạng dị tật bẩm sinh, trong đó đầu của bé sẽ nhỏ hơn nhiều so với dự kiến. Tật đầu nhỏ trở nên nghiêm trọng có thể là do não bộ của bé không phát triển bình thường được trong suốt thời kỳ mang thai. Hoặc ban đầu não phát triển vẫn bình thường nhưng sau đó lại bị tổn thương ở một thời điểm nào đó, vì vậy đã làm chậm quá trình phát triển của não bộ. Tật đầu nhỏ khá nguy hiểm vì có thể để lại những hậu quả nặng nề, bé có thể bị tổn thương não như chậm phát triển về trí tuệ hoặc vận động. 

 Tuy nhiên nếu thai nhi chỉ có đường kính lưỡng đỉnh nhỏ hơn chuẩn ở tuần 37 cũng chưa đủ cơ sở để kết luận ngay là thai nhi bị tật đầu nhỏ hay chắc chắn là não bộ bị ảnh hưởng được. Do đó, mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng, vì sẽ làm ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. 

 Có nhiều trường hợp có chỉ số lưỡng đỉnh hơi nhỏ ở tuần 37 nhưng sinh ra thì hoàn toàn bình thường do lỗi sai số của máy siêu âm, hoặc đầu bé có hơi nhỏ nhưng trí não vẫn phát triển hoàn toàn thì bé cũng không sao cả. 

Mẹ không nên quá lo lắng, vì sẽ làm ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe

 Sau khi được sinh ra đời, em bé sẽ được các bác sĩ tiến hành đo chu vi vòng đầu và nếu kích thước quá nhỏ và nghi ngờ bị tật đầu nhỏ thì các bác sĩ sẽ chỉ định cho chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ để có thể khai thác được thông tin quan trọng về cấu trúc của bộ não của em bé. Sau đó, mới có thể đưa ra kết luận chính xác được.

Những lưu ý khi mang thai tuần thứ 37 mẹ cần biết

Trong giai đoạn tuần 37 là bé chuẩn bị chào đời, mẹ cần hết sức lưu tâm đến vấn đề ăn uống và sức khỏe để chuẩn bị đón bé yêu một cách an toàn và khỏe mạnh nhất. Theo các chuyên gia tư vấn về sức khỏe, các mẹ bầu cần lưu ý những điều dưới đây trong chế độ dinh dưỡng tuần 37 của mình:

 Đảm bảo một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý với các loại thức ăn giàu dưỡng chất, lành mạnh và tốt cho sự phát triển về cân nặng cũng như trí não của thai nhi. Đặc biệt ưu tiên nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm, sắt, các loại vitamin, canxi.

Mẹ cần hết sức lưu tâm đến vấn đề ăn uống và sức khỏe tuần 37 nhé

 Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cần ăn chín uống sôi, tuyệt đối không ăn các đồ ăn sống hoặc tái.

 Để tránh được chứng ợ hơi và điều hòa được lượng nước ối, mẹ bầu nên ăn nhiều trái cây, uống các loại nước ép trái cây, nước lọc, nước gừng, trà hoa cúc, các loại trà thảo mộc thiên nhiên,... đều rất tốt.

 Tránh xa tất cả các chất kích thích có hại như bia rượu, thuốc lá, các loại nước ngọt đóng chai, cà phê, tránh uống nước quá lạnh (đá).

 Bổ sung thêm vào cơ thể một hàm lượng canxi bằng việc uống các loại sữa giàu canxi, sữa dành riêng cho mẹ bầu. Trung bình mẹ bầu nên uống khoảng 2 ly sữa/ ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, không nên lạm dụng uống quá nhiều thuốc canxi mà tốt nhất mẹ nên bổ sung thêm canxi bằng các loại thực phẩm giàu canxi như: tôm, cua, ghẹ, sò, ốc, cá nhỏ nguyên xương,...

Kết luận

Với những thông tin về chỉ số đường kính lưỡng đỉnh thai 37 tuần tuổi và những điều mẹ cần làm trên đây sẽ rất hữu ích cho bất kỳ mẹ bầu nào đang quan tâm. Nếu còn thắc mắc gì, mẹ nên hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa sản để biết thêm được nhiều thông tin khác và chuẩn bị chu đáo cho quá trình chào đón em bé ra đời.

Xem thêm:

Thai 35 Tuần Đường Kính Lưỡng Đỉnh Nhỏ Có Sao Không?

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents