Chiều Dài Xương Đùi Thai Nhi Theo Tuần Như Thế Nào Là Chuẩn?

12 thg 12 2019 14:05

Cân nặng, chiều dài xương đùi thai nhi và sự phát triển theo từng tuần của bé yêu đã được quan tâm ngay từ trong bụng mẹ. Đồng thời, nhiều người cũng biết rằng chiều dài xương đùi thai nhi tính theo tuần cũng quyết định chiều cao sau này của bé. Sự thật ra sao, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Các chỉ số quan trọng cần đo của thai nhi

 Khi đi siêu âm thai nhi, cha mẹ thường chỉ quan tâm đến tình trạng sức khỏe và hình ảnh của con yêu mà quên mất không đọc các chỉ số, đặc biệt là số đo chiều dài xương dui thai nhi. Thực tế, hình ảnh của “mầm hạnh phúc” thông qua phim chụp âm bản sẽ báo cho mẹ biết được rất nhiều điều. Sẽ càng hạnh phúc hơn nữa nếu như cha mẹ biết cách tự đọc các chỉ số về con yêu của mình.

Chiều dài xương đùi là một trong các chỉ số quan trọng của thai nhi

 Thông thường thì các chỉ số thai nhi được viết bằng tiếng Anh. Hơn nữa, chúng lại được viết tắt bằng ký hiệu nên khó hiểu. Chẳng hạn như một số chỉ số dưới đây:

  •  Chỉ số GA (tiếng Anh gọi là Gestational Age): Đây là độ tuổi của thai, được tính bắt đầu từ chu kỳ kinh cuối cùng của mẹ bầu. 
  •  Chỉ số FL (viết tắt từ Femur Length): Chiều dài xương đùi được đo theo tuần của thai nhi.
  •  Chỉ số EFW (tiếng Anh là estimated fetal weight): Khối lượng thai nhi ước đoán.
  •  Chỉ số CRL (là chữ viết tắt của từ Crown Rump Length):  Là chiều dài từ đầu  mông của thai. Do thai nhi thường cuộn lại nên bác sĩ sẽ đo đoạn dài nhất tính từ đầu cho đến mông. 
  •  Chỉ số GSD (hay Gestational Sac Diameter): Có nghĩa là thông số ban đầu, được đo vào thời gian các cơ quan chưa được hình thành.
  •  Chỉ số BPD (tiếng Anh là Biparietal diameter): là chỉ số đường kính lưỡng đỉnh, tức là số đo lớn nhất ở mặt cắt vòng đầu của thai nhi.

 Như vậy, có thể thấy rằng chỉ số FL (hay femur length) là chiều dài phần xương đùi của thai nhi được đo qua siêu âm. Đây là chỉ số rất quan trọng, báo hiệu chiều cao cụ thể của thai nhi trong tương lai. 

 Cha mẹ có thể dựa vào chỉ số này để theo dõi chiều dài xương đùi của thai nhi theo từng tuần. Mặc dù vậy, cha mẹ còn căn cứ vào các yếu tố khác như: di truyền, dinh dưỡng, môi trường, lối sống,… để có thể suy đoán được chiều cao của bé yêu sau này.

Chỉ số FL – Chiều dài xương đùi thai nhi nói lên điều gì?

 Tương tự như các chỉ số khác, số đo chiều dài xương đùi của thai nhi cũng được đo theo từng tuần tuổi, nhằm giúp cho bố mẹ có thể theo dõi được sự phát triển triển của bé yêu có được bình thường hay không.

 Bắt đầu từ tuần thứ 14, các bác sĩ đã có thể tiến hành đo chiều dài xương đùi của thai nhi. Chẳng hạn: chiều dài xuong dui thai nhi 22 tuan trung bình là 39mm, chiều dài xuong dui của thai nhi 35 tuần là 68mm,... nếu thấp hơn chỉ số trên thì gọi là ngắn, cao hơn thì gọi là dài. Đối với những thai nhi có chỉ số chiều dài xương đùi bình thường thì mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm nghỉ dưỡng, bồi bổ để chào đón thai nhi.

 Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp mẹ bầu có kết quả siêu âm thai nhi cho thấy xương đùi của bé ngắn. Theo một số nghiên cứu khoa học thì đây được xem là một dấu hiệu làm tăng nguy cơ từ 2 – 3 lần khả năng mắc hội chứng Down của trẻ, nhưng đó chỉ là có nguy cơ làm tăng chứ không đồng nghĩa với việc bất cứ em bé nào có chiều dài xương đùi ngắn hơn mức bình thường cũng đều bị bệnh Down.

 Ngoài ra, để xác định chiều dài xương đùi thai nhi có bình thường hay không, thì mẹ bầu cần phải đo mật độ khoáng xương và một vài thông số khác nữa để đánh giá. Nếu không cảm thấy yên tâm, mẹ có thể trao đổi với các bác sĩ để thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết khác.

Bảng chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần

 Chỉ số chiều dài xương đùi của thai nhi là một trong những thông số vô cùng cần thiết. Chỉ số này giúp cho mẹ bầu biết được tình trạng phát triển của bé đang ở giai đoạn nào. Đồng thời, qua đó cũng có thể đánh giá được khả năng phát triển của bé, mặt khác còn dự đoán được sức khỏe và chiều cao sau này của trẻ.

 Dưới đây là bảng chỉ số xương đùi của thai thai nhi được thống kê theo tuần (từ tuần 14 đến tuần 40), mẹ bầu có thể tham khảo xem con mình có nằm trong tiêu chuẩn không nhé:

Bảng chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi từ tuần 1 - tuần 20

Bảng chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi từ tuần 21 - tuần 40

Cách tính tuổi thai từ chiều dài xương đùi của thai nhi

 Thông số FL (chiều dài xương đùi) được sử dụng để tính tuổi thai với công thức như sau:

  •  Chỉ số FL (cm) = 2 Tuổi thai (tuần) = (5×2) + 6
  •  Chỉ số FL (cm) = 3 Tuổi thai (tuần) = (5×3) + 4
  •  Chỉ số FL (cm) = 4 Tuổi thai (tuần) = (5×4) + 3
  •  Chỉ số FL (cm) = 5 Tuổi thai (tuần) = (5×5) + 2
  •  Chỉ số FL (cm) = 6 Tuổi thai (tuần) = (5×6) + 1
  •  Chỉ số FL (cm) = 7/8 Tuổi thai (tuần) = (5 × 7/ 8)

 Chiều dài xương đùi của thai nhi quá ngắn là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ nguy cơ thai nhi có thể mắc hội chứng Down. Tuy nhiên, để có được nhận định chính xác, mẹ bầu cần phải căn cứ vào nhiều thông số khác nhau để đánh giá. Do đó, mẹ cũng không nên quá lo lắng nếu thai nhi chẳng may có chiều dài xương đùi hơi ngắn. 

 Tốt nhất, hãy đi khám thai thường xuyên và định kỳ, các bác sĩ sẽ đưa ra những kết luận đúng đắn nhất cho mẹ bầu. Đồng thời sẽ tư vấn cho mẹ một chế độ ăn uống phù hợp nhất.

Tốt nhất, hãy đi khám thai thường xuyên và định kì

Chiều dài xương đùi thai nhi ngắn  dài là do đâu?

Có thể nói, chiều dài xương đùi của thai nhi ngắn hay dài là do các yếu tố dưới đây quy định:

 Đặc điểm di truyền học quyết định chiều dài xương dui thai nhi

  • Thừa hưởng chiều cao của bố mẹ, ông bà hay người thân là một trong những yếu tố mang tính quyết định, ảnh hưởng đến chiều cao của bé. Và chiều dài xương đùi của thai nhi theo từng tuần thể hiện rõ được điều này. Thực ra, đặc điểm di truyền chỉ quyết định 1/4 kết quả chiều cao của em bé sau này.
  •  Với những yếu tố di truyền thì nói chung rất khó có thể can thiệp vào được. Đây là yếu tố quan trọng, phụ thuộc chủ yếu vào bố mẹ. Đặc điểm di truyền của bé là tổng hoà chiều cao của cả bố lẫn mẹ. Tuỳ theo tính chất của di truyền mà bé yêu sẽ thừa hưởng gien hoặc là của bố hoặc của mẹ, có khi là cả hai.
  •  Tóm lại, chiều cao của bé còn phụ thuộc rất nhiều vào chiều cao của cha mẹ. Nếu cha mẹ cao lớn thì hãy yên tâm, bé sẽ không thể bị lùn, ngoại trừ những bé bị suy dinh dưỡng, còi xương,…

Yếu tố di truyền có vai trò quyết định đối với chiều cao của trẻ 

 Chiều dài xương đùi thai nhi ngắn do chế độ dinh dưỡng

  •  Dinh dưỡng quả thật là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nó quyết định chiều cao của bé yêu sau này với một mức độ tương đối đáng kể. Vai trò của dinh dưỡng giải thích cho việc tại sao có những trường hợp cha mẹ không cao nhưng con họ sinh ra lại cao.
  •  Nếu thực hiện một chế độ dinh dưỡng tốt, chiều cao của bé yêu sẽ được cải thiện một cách rõ rệt. Cụ thể, ngay trong giai đoạn mang thai và sau sinh, nếu muốn cải thiện số đo chiều dài xương đùi của thai nhi, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng.
  •  Danh sách các chất dinh dưỡng gồm: sắt, axít folic, canxi, vitamin D, đạm, các axít béo không no (DHA, ARA), iốt,… Việc bổ sung cần tiến hành liên tục ngay từ giai đoạn đầu mang thai.

Chế độ ăn uống cũng quyết định đến chiều cao của bé yêu sau này

 Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng không nhỏ đến chiều dài xương đùi: Các thói quen sinh hoạt tốt mà mẹ bầu cần duy trì gồm: ngủ sớm, ngủ đủ giấc, tập thể dục – vận động, ăn uống điều độ, đủ chất,… cũng rất quan trọng. Việc mẹ bầu thường xuyên thức khuya, uống nhiều loại nước có cồn, có gas, sử dụng các chất kích thích, đặc biệt là mẹ bầu nghiện thuốc lá sẽ hạn chế sự phát triển của xương thai nhi.

 Môi trường sống quyết định chiều dài xương đùi ngắn - dài

  •  Một nghiên cứu khoa học ở Mỹ cho thấy, nếu mẹ bầu sinh sống trong môi trường ô nhiễm sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Cụ thể, các mẹ bầu sống trong môi trường bị ô nhiễm, khói bụi,... thì cân nặng và chiều cao cũng thai nhi sẽ bị giảm đi khoảng 9%  so với những mẹ bầu được hít thở bầu không khí sạch sẽ, trong lành.
  •  Vì thế, để giúp cho chỉ số cân nặng và chiều cao của con yêu phát triển tốt nhất, mẹ bầu nên chú ý đến dọn dẹp vệ sinh môi trường sinh hoạt hàng ngày và tránh tiếp xúc trực tiếp với không khí ô nhiễm.

Tóm lại, chiều dài xương đùi của thai nhi cho dù là ngắn hay dài cũng không hẳn báo hiệu những bất thường về cấu trúc mà có thể còn có nguyên do từ nhiều yếu tố khác nhau. Để cho con yêu có thể cao to vượt trội hơn người khác, mẹ bầu cần chú ý những điều trên nhé. 

Kết luận

Để theo dõi chỉ số chiều dài xương dui thai nhi cũng như các chỉ số của thai nhi khác, mẹ bầu hãy thường xuyên khám thai định kỳ theo đúng chỉ định từ bác sĩ. Ngoài ra, chiều cao của bé yêu còn được cải thiện nhiều do chế độ dinh dưỡng và lịch thể dục nữa, nên bạn yên tâm chuẩn bị “vượt cạn” cho mẹ tròn con vuông nhất nhé!

Xem thêm:

Chỉ Số Bpd Thai Nhi (Đường Kính Lưỡng Đỉnh) Là Gì? Khi Nào Bắt Đầu Đo Bdp?

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents