Chiều Dài Đầu Mông Thai 12 Tuần Bao Nhiêu Là Bình Thường?

12 thg 12 2019 13:56

Đo chiều dài đầu mông (CRL) của thai nhi là một trong những điều cần làm của mẹ bầu đối với thai nhi trong quý 1. Đặc biệt, chiều dài đầu mông thai 12 tuần sẽ giúp mẹ bầu tầm soát được những nguy cơ dị tật của thai nhi để kịp thời có biện pháp xử lý phù hợp. Vậy, chiều dài đầu mông của thai 12 tuần vào khoảng bao nhiêu là phù hợp, mẹ bầu hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Các chỉ số của thai nhi trong tuần thứ 12 

 Em bé sẽ nặng khoảng 14gram với chiều dài đầu mông thai 12 tuần khoảng 6.35cm (2.5inch). Lúc này hình dáng bé sẽ tương đương với kích thước của một quả mận lớn. Thật khó để tin, nhưng kích thước của thai nhi đã tăng lên gấp đôi trong chỉ trong 3 tuần trôi qua.

Chiều dài đầu mông thai 12 tuần khoảng 6.35cm (2.5 inch)

 Cổ của em bé bây giờ đã phát triển được rõ hơn, nối phần giữa đầu và ngực, thay vì đầu bé gần tiếp nối, gắn liền với ngực của bé như trước đây. Cằm của bé cũng đã nhô ra hơn. Đôi tai nhỏ xíu của bé lúc đầu ở vị trí khá thấp ở bên dưới, giờ đã được di chuyển vào vị trí đúng của nó là nằm ở hai bên đầu.

 Ruột của bé giờ đây có lẽ đã phát triển vừa khít với ổ bụng của em bé. Thêm vào đó, do thể tích máu trong cơ thể của mẹ gia tăng nên nhịp tim của thai nhi lúc này cũng tăng theo. 

 Nhịp tim của thai nhi 12 tuần lúc này đã đập nhanh hơn khoảng gấp đôi hoặc gấp 3 lần nhịp tim của mẹ. Khi siêu âm, mẹ bầu sẽ có thể nhận ra âm thanh của nhịp đập vô cùng đều đặn này. Những khi bị dây rốn vắt chắn ngang phía trước cổ thì âm thanh phát ra của nhịp tim có thể bị nhiễu đi một chút.

 Thận của em bé đang bắt đầu hoạt động, những giọt nước tiểu đầu tiên của bé được tạo ra và sẽ được thải luôn vào bọc nước ối.

 Hệ thống tiêu hóa của thai nhi 12 tuần tuổi bắt đầu thực hiện các động tác co thắt. Đây là một kỹ năng mà trẻ sơ sinh sẽ cần để đẩy thức ăn vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Tủy xương của thai nhi đang bận rộn sản xuất các tế bào bạch cầu – đây chính là vũ khí giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng khi em bé của mẹ đã ra khỏi nơi trú ẩn an toàn. Tuyến yên ở đáy não bé đã bắt đầu sản xuất ra các hormone – điều này cho phép em bé của mẹ có khả năng sinh sản sau vài thập kỷ tới hoặc lâu hơn nữa.

 Thông thường, thời điểm mẹ bầu mang thai từ tuần thứ 12  18 của thai kỳ chính là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển trí não thai nhi.

Chiều dài đầu mông thai 12 tuần bao nhiêu là bình thường?

 Đo chính xác chỉ số CRL hiện tại, bên cạnh việc xác định tuổi thai cho mẹ bầu, đây còn là một yếu đó để phối hợp với chỉ số NT trong việc sàng lọc các nguy cơ bất thường của các nhiễm sắc thể trong tam cá nguyệt đầu tiên. Tuy nhiên, cho đến nay, những tiêu chuẩn về đo CRL vẫn chưa được chú trọng, mặc dù tầm quan trọng của những thông số này đã được đưa ra từ lâu.

 Như đã biết, chiều dài đầu mông thai tuần 12  của thai vào khoảng 6.35cm (2.5 ich) Sau khi tiến hành đo đúng tiêu chuẩn và có được chiều dài đầu  mông (CRL), chúng ta có thể tham khảo bảng tham chiếu các chỉ số khác như tuổi thai, đường kính túi thai, nhịp tim thai và đường kính Yolksac theo sát từng giá trị của chiều dài từ đầu  mông (CRL) cho thai nhi.

 Ở giai đoạn đầu thai kỳ, từ tuần 1-4, phôi thai lúc này vẫn còn rất nhỏ và hầu hết các mẹ bầu còn chưa phát hiện ra mình đã mang thai cho đến khi mẹ bị trễ kinh hoặc bắt đầu xuất hiện các triệu chứng ốm nghén. Ngay cả khi đã thử thai thành công, nhưng nếu túi thai chưa chuyển vào làm tổ ở tử cung thì các thiết bị siêu âm cho dù hiện đại cũng chưa thể nhìn thấy được hình ảnh chi tiết về thai nhi. Về chiều dài đầu mông thai 6 tuần vẫn chưa thể đo được. 

 Trong giai đoạn từ tuần 1 - 7 của thai kỳ, bác sĩ sẽ bắt đầu tiến hành đo đường kính túi thai. Từ tuần 7 trở đi, mẹ bầu sẽ có thể có được thông tin về chiều dài đầu  mông của thai nhi. Theo đó, chiều dài đầu mông thai 7 tuần là vào khoảng 3  4cm, chiều dài đầu mông thai 8 tuần đạt khoảng 4  5cm.

Từ tuần 1 - 7 của thai kỳ, bác sĩ sẽ bắt đầu tiến hành đo đường kính túi thai

 Trong nửa đầu của thai kỳ, em bé thường cuộn người lại nên rất khó đo chính xác được chiều dài đỉnh đầu  chân. Trong những tuần cuối, chiều dài đầu  mông của thai nhi sẽ được thay thế bằng chiều dài từ đầu  chân.

Chiều dài đầu mông ngắn so với tuổi thai có sao không?

 Trước đây, khi phương pháp siêu âm chưa được sử dụng rộng rãi trong thai kỳ, các bác sĩ thường dựa vào việc khai thác tiền sử và thăm khám lâm sàng để xác định được tuổi thai. Hiện nay, siêu âm đã được xem là một phương pháp nhanh chóng, chính xác để xác định tuổi thai bên cạnh việc tính toán ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng của mẹ bầu.

 Nhiều bằng chứng đã cho thấy nếu mẹ bầu thực hiện siêu âm thai đúng tiêu chuẩn và thời điểm thì việc xác định tuổi thai dựa vào siêu âm sẽ chính xác hơn là phương pháp tính ngày của kinh cuối cùng.

 Khi thực hành các phương pháp lâm sàng, có rất nhiều trường hợp mẹ bầu mỗi lần đi siêu âm lại nhận được một tuổi thai và xác định ngày dự sinh khác nhau khiến cho cả bác sĩ và sản phụ đều rất bối rối. Điều này còn gây khó khăn trong việc theo dõi quá trình tăng trưởng cũng như can thiệp kịp thời vào những thời điểm “nhạy cảm” cần thiết của thai kỳ. 

 Việc xác định chính xác tuổi thai còn là bước quan trọng để theo dõi và chẩn đoán các trường hợp thai nhi bị chậm tăng trưởng trong tử cung. Do đó, mỗi sản phụ chỉ không nên có nhiều ngày dự sinh cũng như tuổi thai trong suốt thai kỳ.

 Khuyến cáo của Hiệp hội sản phụ khoa Canada (SOGC) trong năm 2014 về việc xác định tuổi thai bằng siêu âm như sau:

  • Chiều dài đầu  mông (CRL) ở quý 1 được lấy làm thông số có giá trị nhất để bác sĩ xác định tuổi thai và cần thực hiện bất cứ lúc nào mỗi khi quan sát được phôi/ thai ở trong quý 1. (I – A)

Mẹ nên thực hiện siêu âm đúng thời điểm để có được kết quả chính xác

  •  Nếu sản phụ đã tiến hành siêu âm nhiều lần trong quý 1 (sẽ đem lại nhiều giá trị MSD và CRL) thì bác sĩ nên lựa chọn kết quả siêu âm tối thiểu (≥) tức là gần với thời điểm thai nhi 7 tuần nhất (CRL = 10mm) để tiến hành tính tuổi thai. (III – B)
  •  Trong khoảng thời gian từ 12 – 14 tuần, chỉ số CRL và BPD (đường kính lưỡng đỉnh) có độ chính xác tương đương nhau đối với việc xác định tuổi thai. Khuyến cáo đưa ra là các bác sĩ chỉ nên sử dụng chỉ số CRL lớn nhất là 84mm, nếu chỉ số CRL > 84mm thì nên sử dụng chỉ số BPD để tính. (II – 1A)
  •  Mặc dù siêu âm theo phương pháp đầu dò âm đạo có nhiều ưu điểm hơn trong việc xác định cấu trúc của phôi thai từ sớm hơn là đầu dò đường bụng, tuy nhiên độ chính xác về việc xác định tuổi thai lại không cao hơn. Đo chỉ số CRL qua đầu dò theo đường bụng hoặc đầu dò bằng đường âm đạo đều có thể được sử dụng để tính toán tuổi của thai nhi. (II – 1C)
  •  Nếu sử dụng hình thức siêu âm quý 2 hoặc quý 3 thì vẫn có thể xác định tuổi thai. Khi đó, bác sĩ cần tổng hợp nhiều thông số sinh học (BPD, HC, AC và FL) để xác định tuổi thai hơn, thay vì chỉ sử dụng duy nhất 1 thông số. (II – 1A)  

 Ngoài ra, các thông số khác như: đường kính trung bình của túi thai (MSD), chu vi của vòng đầu (HC), chu vi vòng bụng (AC), chiều dài xương đùi (FL) của thai nhi cũng được sử dụng làm công cụ tính tuổi thai. 

Lời khuyên dành cho mẹ khi mang thai tuần thứ 12

 Khám thai định kỳ, thường xuyên theo lời khuyên của bác sỹ.

 Hãy tranh thủ diện những bộ quần áo yêu thích nếu bụng mẹ bầu vẫn chưa có dấu hiệu lộ rõ. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng sẽ cần chuẩn bị nhiều quần áo bà bầu cho những tuần thai tiếp theo đấy nhé.

 Luyện tập bài tập co bóp cơ sàn chậu từ 10  20 lần/ ngày, mỗi lần từ 5  10 giây. Việc tập luyện này rất có lợi cho cơ bàng quang và cơ hỗ trợ tử cung, từ đó giúp mẹ bầu giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề về bàng quang  trong khi mang thai.

Khám thai định kỳ, thường xuyên theo lời khuyên của bác sỹ

 Tuần thứ 11 tới 14 cũng là cơ hội duy nhất để mẹ bầu tiến hành siêu âm độ mờ da gáy, phát hiện dị tật thai nhi. Đây là một hình thức kiểm tra bằng siêu âm quan trọng trong thai kỳ, nó giúp các bác sĩ đánh giá chính xác nguy cơ thai nhi có bị mắc hội chứng Down hay không, do đó mẹ không nên bỏ qua.

 Nếu mẹ đang có kế hoạch cho một kỳ nghỉ, hãy thực hiện ngay 1 kỳ nghỉ thật thoải mái. Quý 2 là giai đoạn phù hợp để mẹ bầu đi du lịch, khi mẹ bầu còn đủ khỏe để thưởng thức những điều thú vị và cũng ít có nguy cơ bị chuyển dạ sớm.

Nếu mẹ bầu định đi bằng máy bay, mẹ cần kiểm tra và xác nhận lại với hãng hàng không về những quy định đối với việc bay khi đang có thai. 

Kết luận

Việc đo chiều dài đầu mông thai 12 tuần để xác định tuổi thai nhi một cách chính xác rất quan trọng đối với việc theo dõi thai kỳ bắt đầu từ quý I cho đến lúc sinh. Và đặc biệt, chỉ số này rất cần thiết trong những thời điểm “nhạy cảm” của mẹ bầu, chẳng hạn như chuyển dạ sinh non hay thai nhi bị quá ngày sinh mà vẫn chưa ra đời. 

Xem thêm:

Chỉ Số Chiều Dài Xương Cánh Tay Của Thai Nhi Bị Ngắn Có Sao Không?

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents